App
 

Trị nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Dầu tràm là tinh dầu được ép hoặc chưng cất trực tiếp từ các cây họ Tràm (thường là lá tràm dài). Theo đông y, tinh dầu tràm có...


Trả lời câu hỏi Trị nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm

Dầu tràm là tinh dầu được ép hoặc chưng cất trực tiếp từ các cây họ Tràm (thường là lá tràm dài). Theo đông y, tinh dầu tràm có vị cay, tính ấm, chứa các hoạt chất chính là Eucalyptol chiếm 23 - 65% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Tinh dầu pha loãng được nhiều ba mẹ ưu tiên sử dụng vào mùa đông vì nó có các công dụng như:

- Giữ ấm, hỗ trợ phòng cảm, ngừa ho: Tinh dầu tràm có tác dụng giữ ẩm, giúp hỗ trợ phòng ngừa cảm mạo, cảm lạnh. Bên cạnh đó, α-Terpineol còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa virus gây cúm, ho.

- Hỗ trợ kháng khuẩn: Hai thành phần chính có trong tinh dầu tràm là Eucalyptol và α-Terpineol có vai trò hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

- Ba mẹ lưu ý chỉ sử dụng dầu tràm pha loãng cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối không sử dụng tinh dầu nguyên chất cho trẻ dưới 3 tháng tuổi vì có nguy cơ gây kích ứng da, ức chế hô hấp.

Advertisement

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả khi tắm tinh dầu tràm cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý:

- Sử dụng tinh dầu đúng cách: Không pha tinh dầu tắm bé quá đặc vì ở nồng độ cao chúng có thể gây kích ứng, bỏng da hoặc ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. ba mẹ không tự ý thoa tinh dầu tràm nguyên chất lên da của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

- Kiểm tra dị ứng trước khi áp dụng tắm tinh dầu tràm: Pha loãng 1 giọt tinh dầu tràm với 2 lít nước, sau đó thoa lên tay của bé. Nếu trong vòng 2 giờ, da bé không có dấu hiệu bất thường như đỏ, nổi mẩn, khô ráp,... mẹ mới có thể dùng tinh dầu tràm cho bé.

- Ngưng sử dụng tinh dầu tràm khi thấy bé có dấu hiệu dị ứng: Cần ngừng sử dụng tinh dầu tràm cho bé khi con có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, dị ứng, khô rát da. Chú ý về nguồn gốc tinh dầu tràm: Nên lựa chọn tinh dầu tràm tự nhiên lành tính, đã được cấp giấy chứng nhận bởi tổ chức uy tín, tránh sử dụng tinh dầu hóa học vì chúng dễ gây kích ứng da, thậm chí độc với hệ hô hấp và thần kinh của bé.

Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trị nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha