App
 

Trẻ nhũ nhi bị ho sổ mũi thở khò khè (2 tháng đến 12 tháng)

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, trẻ bị khò khè khó thở khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản...


Trả lời câu hỏi Trẻ nhũ nhi bị ho sổ mũi thở khò khè (2 tháng đến 12 tháng)

Ba mẹ thân mến, trẻ bị khò khè khó thở khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, tình trạng trẻ bị khò khè, khó thở thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú mẹ có triệu chứng này).

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm, nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Khi tình trạng trẻ khò khè khó thở nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Nguyên nhân gây ra khò khè ở trẻ:

- Do trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

Advertisement

- Trẻ bị bệnh hen suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.

- Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ em trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, lao, phù phổi, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản). Trong trường hợp này, trẻ thường xuất hiện dấu hiệu trẻ khò khè khó thở dai dẳng, kéo dài.

- Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé rồi hút sạch mũi cho bé. Nếu trẻ bị khò khè khó thở do nghẹt mũi, trẻ sẽ thở dễ hơn, trẻ sẽ tươi tắn, bú được, ngủ được và lên cân đều đặn.

- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ khò khè khó thở đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi trẻ bị khò khè khó thở kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, ...).

- Ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,... để điều trị bệnh cho trẻ vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ bị khò khè khó thở nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

- Ngoài ra nếu trẻ bị khò khè khó thở có kèm sốt, ho, thở nhanh ba mẹ cần cho cháu đi khám bệnh.

Nguồn tham khảo: Tài liệu Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trẻ nhũ nhi bị ho sổ mũi thở khò khè (2 tháng đến 12 tháng)

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha