App
 

Trẻ ho lâu ngày không khỏi

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, ho là một phản xạ bình thường của cảm lạnh và giúp cơ thể đào thải chất nhầy ra khỏi đường thở và bảo vệ...


Trả lời câu hỏi Trẻ ho lâu ngày không khỏi

Ba mẹ thân mến, ho là một phản xạ bình thường của cảm lạnh và giúp cơ thể đào thải chất nhầy ra khỏi đường thở và bảo vệ phổi. Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng ho rất thường gặp, đa số các trường hợp trẻ sẽ giảm ho nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên tình trạng ho kéo dài nhiều ngày không khỏi nên được ba mẹ đặc biệt lưu ý nhé.

Tình trạng ho lâu ngày không được điều trị sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, chán ăn, sụt cân, ... Nếu tình trạng ho ở bé kéo dài, bé cần sớm được điều trị. Một số nguyên nhân sau có thể dẫn đến ho kéo dài lâu ngày không khỏi ở trẻ:

- Trẻ nhũ nhi: Ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày - thực quản.

Advertisement

- Trẻ nhỏ: Hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.

-Trẻ lớn: lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý, các bệnh viêm đường hô hấp chưa được điều trị.

Với xử trí trường hợp ho kéo dài của trẻ, đầu tiên, ba mẹ cần bình tĩnh để xem dấu hiệu của bé ở mức độ nặng hay nhẹ. Dựa vào tình trạng bệnh sẽ có biện pháp phù hợp. Nếu các dấu hiệu ho của trẻ ở mức độ nhẹ thì ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng cho con, như sử dụng siro ho thảo dược để làm giảm cơn ho của trẻ, bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, uống đủ nước, tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh.

Khi nào ba mẹ cần cho trẻ ho sổ mũi kéo dài đi khám bác sĩ?

Tất cả trẻ ho kéo dài cần được khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị sớm để chấm dứt tình trạng ho kéo dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo cần phải đưa trẻ đi khám ngay, đó là:

- Khó thở.

- Ho ra máu.

- Ho kèm sốt cao.

- Ho khạc đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi.

- Ho có đờm kéo dài.

- Thở khò khè.

- Khó ăn, khó bú.

- Ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều.

Nguồn tham khảo: Phác đồ hướng dẫn và chẩn đoán điều trị bệnh trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương).

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trẻ ho lâu ngày không khỏi

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha