App
 

Trẻ bị sổ mũi

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không phân biệt lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ...


Trả lời câu hỏi Trẻ bị sổ mũi

Ba mẹ thân mến, sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không phân biệt lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, trong đó nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất.

Khoang mũi có vai trò quan trọng trong hô hấp, đảm nhiệm chức năng khứu giác và là nơi lọc sạch không khí trước khi chúng vào đến phổi. Khoang mũi được chia thành nhiều cuốn mũi, làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí, có lông mao giúp ngăn ngừa bụi bẩn, có nhiều mạch máu làm ấm không khí và tiết chất nhầy làm ẩm không khí.

Khi không khí lạnh đi vào khoang mũi, nó kích thích các thụ cảm thần kinh trong khoang mũi, thông qua con đường phản ứng của hệ thần kinh phó giao cảm. Nó làm mạch máu trong mũi giãn ra, trở nên sung huyết và tiết nhiều chất nhầy, đây chính là hiện tượng khiến trẻ bị sổ mũi.

Ngoài nguyên nhân thông thường này, trẻ bị sổ mũi còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, ví dụ như viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa, …) hay viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi – màng phổi, …). Phần lớn căn nguyên hay gặp ở trẻ nhỏ là viêm đường hô hấp trên (70-80%) và đa số các trường hợp đều ở mức độ nhẹ.

Advertisement

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi mà không kèm các các biểu hiện khác, ba mẹ không nên quá lo lắng, bởi vì đây là triệu chứng nhẹ có thể xử trí tại nhà. Vậy ba mẹ nên chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?

- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt vùng đầu cổ, tay và chân trong mùa lạnh.

- Cho trẻ ăn đủ chất, uống đủ nước, bổ sung vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng cho bé.

- Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, làm thông đường mũi họng.

- Quan sát màu sắc (trắng, xanh, vàng) và tính chất của chất nhầy (đặc hay trong).

- Điều trị các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, … Nếu sốt trên 38.5°C, hạ sốt bằng Paracetamol 10-15mg/kg, chú ý khoảng cách giữa 2 lần dùng cách nhau ít nhất 4-6 giờ.

Nguồn tham khảo: Physiology, Nasal (PubMed).

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trẻ bị sổ mũi

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha