App
 

Trẻ bị ho khàn tiếng

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, trẻ bị ho, kèm theo khàn tiếng là hiện tượng có thể dễ khiến ba mẹ lo lắng. Khi tính chất thanh của giọng thay...


Trả lời câu hỏi Trẻ bị ho khàn tiếng

Ba mẹ thân mến, trẻ bị ho, kèm theo khàn tiếng là hiện tượng có thể dễ khiến ba mẹ lo lắng. Khi tính chất thanh của giọng thay đổi, như khàn tiếng, thì đồng nghĩa với việc dây thanh bị tổn thương. Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư­ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.

Thanh quản di động ngay d­ưới da ở vùng cổ trư­ớc khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nguyên nhân ho khàn tiếng ở trẻ em hàng đầu là bệnh lý cấp của thanh quản mà cụ thể là viêm thanh quản cấp, đa phần nguyên nhân là do virus. Triệu chứng biểu hiện gồm ho liên tục, ho kiểu ông ổng, tiếng vang, khàn giọng, triệu chứng nặng hơn gồm có thở rít (thở âm sắc cao ở thì hít vào). Điều trị triệu chứng chủ yếu với giảm ho, kháng viêm, bệnh tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày. Trường hợp cá biệt bệnh nặng và nguy hiểm là viêm nắp thanh quản với triệu chứng nuốt đau, đùn nước bọt, khàn giọng, ho nhiều, cần điều trị tại bệnh viện chuyên khoa.

Advertisement

Khi trẻ bị ho và khàn tiếng, ba mẹ có thể theo dõi trẻ trong vài ngày, nếu nguyên nhân khàn tiếng do trẻ dùng giọng quá sức hoặc các nguyên nhân sinh hoạt như không miệng, ít uống nước, v.v, … ba mẹ có thể giúp trẻ điều chỉnh lại phương thức sinh hoạt trong cuộc sống, tránh nói to, nói nhiều. Dù hầu hết các tổn thương trên dây thanh hoặc những nguyên nhân gây khàn giọng ở trẻ em đều không nghiêm trọng, tuy nhiên, cha mẹ không được chủ quan. Khi ba mẹ quan sát thấy trẻ bị ho khàn tiếng trong nhiều ngày không khỏi, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa kịp thời. Các phương pháp điều trị hiện nay đối với trường hợp tổn thương dây thanh có thể là: trị liệu giọng nói, dùng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bé.

Nguồn tham khảo: Phác đồ Bộ Y tế các bệnh lý Tai – Mũi – Họng 2016.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trẻ bị ho khàn tiếng

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha