App
 

Trẻ bị hăm ở bộ phận sinh dục

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Hăm tã ở bộ phận sinh dục cũng là một vị trí thường thấy khi trẻ hăm tã ba mẹ nhé. Biểu hiện ban đầu là xuất hiện phát ban...


Trả lời câu hỏi Trẻ bị hăm ở bộ phận sinh dục

Hăm tã ở bộ phận sinh dục cũng là một vị trí thường thấy khi trẻ hăm tã ba mẹ nhé.

Biểu hiện ban đầu là xuất hiện phát ban những chấm hồng, mảng hồng quanh bộ phận sinh dục. Sau đó xuất hiện dạng mẩn đỏ, nhỏ, dần dần lớn lên thành mụn nước, mụn nước vỡ ra gây viêm trợt, bé đau rát, khó ngủ, ăn kém, quấy khóc, vệ sinh không tốt sẽ dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,...

Khi bị hăm ở bộ phận sinh dục thì nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn các bộ phận khác, đặc biệt khi trẻ đại tiểu tiện mà không vệ sinh đúng cách.

Advertisement

Khi trẻ hăm tã bộ phận sinh dục có bội nhiễm, vi khuẩn sẽ theo đường tiết niệu sinh dục xâm nhập đi lên, bé sẽ gặp nguy cơ viêm sinh dục, viêm tiết niệu, viêm đường tiêu hóa và thậm chí có thể ảnh hưởng tới vấn đề sinh lý sinh sản về sau.

Khi trẻ bị hăm ở bộ phận sinh dục thì quan trọng nhất là phải biết giữ vệ sinh đúng cách cho con để bệnh không tiến triển nặng hơn ba mẹ nhé. Ba mẹ nên chú ý một vài vấn đề sau đây:

Chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới. Khi rửa ba mẹ chú ý vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bằng nước ấm theo hướng từ trước ra sau, cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Trước hết, khi tắm cho bé, ba mẹ có thể dùng nước trà xanh hoặc nước khổ qua, hoặc dùng dung dịch tắm bé như Cyteal, Saforelle,...

- Trước khi bôi thuốc cho con, ba mẹ cần vệ sinh sát khuẩn tay sạch sẽ.

- Không nên đóng tã quá chặt. Chú ý thay tã thường xuyên và để vùng da của bé được thông thoáng lâu nhất có thể.

- Nên sử dụng loại tã lót ít chất tạo mùi.

- Quần áo cho bé nên chọn chất liệu cotton vừa vặn, không nên mặc chật ba mẹ nhé.

- Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì tới 2 tuổi để con nhận được nhiều kháng thể từ sữa mẹ, điều đó giúp làm tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật của con đó mẹ ạ. Sữa mẹ mang đến cho con rất nhiều lợi ích ba mẹ nhé.

Ba mẹ không nên dùng phấn để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Cũng không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được Bs hướng dẫn cách sử dụng mà ba mẹ chỉ nên thoa Vaseline, dung dịch thuốc tím xanh methylen hoặc lớp Oxyt kẽm thôi ba mẹ nhé.

Ba mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chống hăm tã có chứa vitamin B5, Lanonin để bôi hậu môn và vùng kẽ đùi cho bé mỗi lần thay tã để phòng ngừa tái phát ba mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Trẻ bị hăm ở bộ phận sinh dục

Tổng số sao của bài viết là: 11 trong 4 đánh giá
Xếp hạng: 3.7 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha