Nội dung chính
Trả lời câu hỏi Trẻ bị chảy nước mũi trong
Ba mẹ thân mến, sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không phân biệt lứa tuổi. Màu sắc của nước mũi có thể trong, vàng, hoặc xanh, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân.
Có nhiều tình trạng sức khỏe có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi trong và liên tục. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm dị ứng, nhiễm trùng và polyp mũi. Một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi trong suốt, liên tục bao gồm thức ăn, thuốc men và những thay đổi trong nội tiết tố. Chất nhầy sẽ bắt đầu trong suốt và giữ nguyên như vậy trong suốt các giai đoạn bệnh của trẻ.
Diễn tiến bình thường chảy nước mũi: chảy nước mũi loãng và trong, sau đó nghẹt mũi, nước mũi đục dần. Dịch mũi đặc sệt màu xanh hoặc đôi khi màu vàng, sau đó khô lại rồi tự hết. Nếu nước mũi của trẻ trong, đó là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy nước mũi một lượng lớn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là triệu chứng dị ứng mà hầu hết những người mắc phải chúng đều gặp phải.
Ba mẹ thân mến, dưới đây là một số phương pháp điều trị cho triệu chứng chảy nước mũi của trẻ, mỗi gia đình có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý rồi sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi hút thật sạch là phương pháp đặc biệt phù hợp và hiệu quả cho các bé quá nhỏ chưa biết cách xì mũi.
- Uống nhiều nước: hãy cho bé uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy và đường thở thông thoáng hơn.
- Cung cấp chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt là điều rất quan trọng. Do vậy, mẹ cần đặc biệt bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ nhiều vitamin C và các khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Thông thường bệnh viêm hô hấp trên do virus sẽ kéo dài vài ngày và cơ thể trẻ có thể tự hồi phục. Trong giai đoạn này, ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh cho con uống. Nếu bệnh kéo dài từ 4 ngày trở lên, nước mũi vẫn còn màu vàng, ngày càng nhiều và đặc hơn, thì đó là do hiện tượng bội nhiễm, lúc này bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM.
Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha