App
 

Thuốc tan đờm cho bé

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, ho là một triệu chứng bình thường của cảm lạnh và giúp cơ thể đào thải các chất có hại, hoặc vi khuẩn, bụi...


Trả lời câu hỏi Thuốc tan đờm cho bé

Ba mẹ thân mến, ho là một triệu chứng bình thường của cảm lạnh và giúp cơ thể đào thải các chất có hại, hoặc vi khuẩn, bụi bẩn, … ra khỏi đường thở, bảo vệ phổi. Thực tế, hiện tượng trẻ em bị ho là hiện tượng phổ biến, vì thế các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Ho có đờm xảy ra khi trong đường hô hấp của con người có rất nhiều chất dịch nhầy lẫn tạp chất, có thể là xác bạch cầu chết, vi khuẩn, chất xuất tiết, …, cần có phản xạ ho để tống ra ngoài. Nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ thường là:

- Dị ứng: môi trường ô nhiễm, khói, bụi, lông động vật, phấn hoa, ...

- Nhiễm trùng: Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang.

Advertisement

- Virus.

- Viêm phổi.

- Viêm phế quản cấp tính.

Một số loại thuốc có thể tan đờm cho bé:

Thuốc làm tiêu chất nhầy làm thay đổi cấu trúc, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhày, vì vậy các “nút” nhày có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi đường hô hấp nhờ hệ thống lông chuyển hoặc sự khạc đờm. Nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm, tan đờm (acetylcystein, methylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon...): Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giúp tống đàm ra khỏi đường hô hấp. Thuốc nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. Không dùng cho bé bị suy hô hấp hoặc hen phế quản vì đàm được tiết ra nhưng không đẩy ra ngoài được, làm tăng tắc nghẽn ở phế quản và phổi. Doti xin phép giới thiệu một số thuốc, ba mẹ đặc biệt lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc cho trẻ:

- N- Acetylcystein: Dùng làm thuốc tiêu chất nhày trong bệnh nhày nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp hoặc mạn. Liều dùng: uống mỗi lần 200 mg, ngày 3 lần.

- Bromhexin (bisolvon): Dùng điều trị những rối loạn hô hấp đi kèm với ho có đờm. Khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh. Liều dùng: uống mỗi lần 8-16 mg, ngày 3 lần.

Các thuốc khác như: carbocystein, mucothiol, mecystein, ...

Lưu ý là trẻ nhỏ, đặc biệt < 12 tháng hạn chế dùng tiêu đàm vì trẻ không khạc ra ngoài được, kích thích gây ho nhiều hơn.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Trung Ương.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Thuốc tan đờm cho bé

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha