App
 

Nguyên nhân tăng bilirubin

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, để biết Bilirubin (Bil) tăng khi nào chúng ta sẽ cùng trả lời 2 câu hỏi: thế nào là tăng Bilirubin, nguyên nhân dẫn...


Trả lời câu hỏi Nguyên nhân tăng bilirubin

Ba mẹ thân mến, để biết Bilirubin (Bil) tăng khi nào chúng ta sẽ cùng trả lời 2 câu hỏi: thế nào là tăng Bilirubin, nguyên nhân dẫn tới tăng Bilirubin là gì?

Thứ nhất, thế nào là tăng Bilirubin?

Chỉ số bilirubin bình thường được quy định như sau:

Advertisement

- Bilirubin toàn phần: Dưới 10mg/dl hoặc 171μmol/L ở trẻ sơ sinh và từ 0,3 - 1,2 mg/dl hoặc 5,1 - 20,5 μmol/L ở trẻ trên 1 tháng tuổi.

- Bilirubin trực tiếp: Từ 0 - 0,4 mg/dl hoặc 0 - 7 μmol/L.

- Bilirubin gián tiếp: Từ 0,1 - 1,0 mg/dL hoặc 1 - 17 μmol/L.

- Tỷ lệ bilirubin trực tiếp/bilirubin toàn phần: Dưới 20%.

Những trường hợp, chỉ số Bilirubin vượt quá mức quy định được coi là tăng Bilirubin.

Nguyên nhân dẫn tới tăng Bilirubin là gì?

Ba mẹ ạ, bilirubin có 3 loại là Bil toàn phần, Bil trực tiếp và Bil gián tiếp. Với mỗi loại sẽ có nguyên nhân khác nhau.

- Nguyên nhân tăng nồng độ bilirubin gián tiếp (chính là Bil tự do) trong máu thường gặp là: Tăng phá hủy hồng cầu quá mức (điển hình là tan máu ở trẻ sơ sinh, cường lách hoặc trong các bệnh lý tan máu quá mức như sốt rét, bất đồng nhóm máu Rh, bất đồng nhóm máu ABO,...). Suy giảm quá trình liên hợp Bilirubin tại gan (như trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non và chức năng các men liên hợp còn kém, người mắc bệnh Gilbert,...)

- Nguyên nhân tăng nồng độ bilirubin trực tiếp (chính là bil liên hợp) trong máu thường gặp là: Bệnh lý tế bào gan (bệnh lý xơ gan, viêm gan, suy giảm men gan,...); bệnh lý gây tình trạng tắc mật (ví dụ như u đầu tụy, u bóng vater, chít hẹp đường mật, sỏi mật,...)

- Nguyên nhân tăng nồng độ bilirubin toàn phần là: Tất cả các nguyên nhân tăng nồng độ bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp. Tăng Bil ở trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh.

Nói chung nguyên nhân gây tăng Bilirubin máu có rất nhiều, cần phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và các xét nghiệm thêm mới có thể đưa ra chẩn đoán ba mẹ ạ.

Nguồn tham khảo: Tài liệu giảng dạy Bộ môn Nhi và Bộ môn Hóa Sinh trường ĐH Y Hà Nội .

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Nguyên nhân tăng bilirubin

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha