App
 

Nguyên nhân bé bị hăm tã

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Chứng hăm tã hay còn gọi là viêm da do tã lót là vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi do thời gian đóng bỉm kéo dài...


Trả lời câu hỏi Nguyên nhân bé bị hăm tã

Chứng hăm tã hay còn gọi là viêm da do tã lót là vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi do thời gian đóng bỉm kéo dài trong ngày ba mẹ ạ. Những nguyên nhân hăm tã hay gặp như:

- Hăm tã do kích ứng da: Tã hút nước và giữ ẩm nên khiến cho vùng da đóng tã luôn bị ẩm ướt, kín khí, dễ viêm nhiễm do dính nước tiểu và phân. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh.

- Hăm tã do dị ứng: Bé có thể dị ứng với nguyên liệu sản xuất tã hoặc dị ứng với khăn ướt ba mẹ dùng khi lau chùi vệ sinh cho con hoặc dị ứng với kem bôi da, xà phòng. Nói chung, ba mẹ không nên dùng khăn ướt mà nên dùng khăn hoặc bông không có mùi hương, càng ít hóa chất càng tốt.

- Hăm tã do nấm, vi trùng vi khuẩn. Những vi sinh vật này kí sinh trên da và ở điều kiện thuận lợi môi trường nóng, ẩm ướt, dính chất thải nước tiểu, phân, chúng sẽ dễ sinh sôi và gây bệnh. Biểu hiện các vết tổn thương chấm nốt như đầu đinh ghim, nổi mụn nước phỏng nước, ban đỏ lan rộng ở vùng mông, bẹn đùi và bộ phận sinh dục,...

Advertisement

- Trẻ dễ bị hăm tã do da em bé vốn mỏng, nhạy cảm.

Khi biết những nguyên nhân hăm tã, ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động để phòng tránh hăm tã cho con thông qua một vài biện pháp đơn giản sau đây ba mẹ nhé:

- Đầu tiên: chọn tã bỉm đảm bảo chất lượng (thoáng khí, thấm nước nhanh, không chất tạo mùi); chọn quần áo bằng cotton 100%, không chật cũng không nên quá rộng. Quần áo và tã quấn quá chặt sẽ làm cản trở sự thoáng khí vùng mặc tã.

- Kiểm tra tã bỉm của con thường xuyên, thay 1 - 3 giờ 1 lần hoặc khi tã không còn khả năng thẩm thấu nên thay ngay không nên để lâu. Cần rửa sạch tay cả trước và sau khi thay tã cho bé.

- Chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới. Khi rửa ba mẹ chú ý vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bằng nước ấm theo hướng từ trước ra sau, cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da.

- Khi tắm cho bé, ba mẹ có thể dùng nước trà xanh hoặc nước khổ qua, hoặc dùng dung dịch tắm bé như Cyteal, Saforelle,...

- Không nên sử dụng bột chống hăm, phấn rôm hay baking soda vì khi trộn lẫn với mồ hôi, nước tiểu ở vùng mặc tã đó lại có thể trở thành nguyên nhân gây kích ứng da.

Nên để bé được thông thoáng lâu nhất có thể, không nên đóng tã cả ngày cho con ba mẹ ạ.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh viện Da liễu Trung Ương.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Nguyên nhân bé bị hăm tã

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha