Nội dung chính
Trả lời câu hỏi Mẹo trị ho sổ mũi cho trẻ nhỏ
Ba mẹ thân mến, sổ mũi và ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Ho là phản xạ giúp cơ thể đào thải chất nhầy ra khỏi đường thở và bảo vệ phổi, còn sổ mũi xảy ra khi có các mạch máu trong mũi bị kích thích, gây sung huyết, giãn mạch, tiết nhiều chất nhầy.
Trên thực tế, phần nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngạt mũi là do nhiễm lạnh, cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ho, sổ mũi do một số nguyên nhân như: cúm, dị ứng phấn hoa, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết hanh khô kéo dài, hay trẻ mắc các bệnh do virus… Giải thích về vấn đề dị ứng ở trẻ, các nhà nghiên cứu cho rằng, một số trẻ sơ sinh thường rất mẫn cảm với môi trường xung quanh, nên rất có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa.
Các phương pháp điều trị ho không dùng thuốc bao gồm uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống ấm để làm dịu cổ họng. Nếu cần sử dụng thuốc ho cần lưu ý như sau:
- Chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tính chất ho của trẻ. Dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn do tác dụng phụ, độc tính có thể có.
- Khi trẻ ho có đàm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng các thuốc giúp long đàm, giúp ho hiệu quả.
- Các loại thuốc ho chứa antihistamine(chlorpheniramine, dexchlorpheniramine, alimemazin, ...) chỉ nên dùng khi trẻ ho khan và đúng chỉ định của bác sĩ theo lứa tuổi.
Ba mẹ thân mến, ba mẹ có thể làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm ẩm để lau cho trẻ, như thế sẽ không gây kích thích nhiều ở mũi dẫn đến đau mũi, đỏ mũi do lau quá nhiều lần.
Để làm loãng dịch mũi, dùng nước muối sinh lý 9‰ nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý quá nhiều để hút mũi, vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ. Không nên dùng tăm bông để ngoáy mũi vì trẻ sơ sinh cấu trúc ống mũi ngắn, tăm bông có cốt bằng nhựa nên dễ gây tổn thương nếu mẹ lỡ tay. Theo khuyến cáo WHO thì cách an toàn nhất là làm bấc sâu kèn bằng giấy để ngoáy cho bé.
Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị hắt hơi sổ mũi là điều rất quan trọng. Do vậy, ba mẹ cần đặc biệt bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ nhiều vitamin C và các khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh.
Nguồn: Hội Hô hấp Thành phố Hồ Chí Minh.
Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha