App
 

Dấu hiệu bé bị táo bón và cách khắc phục (bé trên 9 tháng)

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Táo bón có 2 loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng. Táo bón thực thể...


Trả lời câu hỏi Dấu hiệu bé bị táo bón và cách khắc phục (bé trên 9 tháng)

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Táo bón có 2 loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng. Táo bón thực thể chỉ chiếm tỉ lệ < 10%, nhưng cần phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng nặng nề. Táo bón chức năng chỉ được đặt ra khi đã loại trừ các nguyên nhân gây táo bón thực thể. Theo Hội Tiêu hóa, gan mật, dinh dưỡng Bắc Mỹ, trẻ em là đối tượng đặc thù, mỗi lứa tuổi có số lần đi ngoài trung bình khác nhau bởi vậy "cần nghi ngờ trẻ táo bón" nếu:

- Với trẻ sơ sinh: đi ngoài dưới 2 lần/ ngày trong khoảng thời gian từ 2 tuần trở lên.

- Trẻ bú mẹ: đi ngoài dưới 3 lần/ tuần trong khoảng thời gian từ 2 tuần trở lên.

- Trẻ lớn đi ngoài dưới 2 lần/ tuần trong khoảng thời gian từ 2 tuần trở lên.

Advertisement

- Nếu trẻ táo từ 4 tuần trở lên thì được định nghĩa là táo bón kéo dài.

Theo tiêu chuẩn ROME IV năm 2016, táo bón chức năng cần đảm bảo có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đây trong vòng ít nhất 1 tuần trong tối thiếu 1 tháng:

- Đi ngoài ít hơn hoặc bằng 2 lần một tuần.

- Có tiền sử đi ngoài khuôn phân kích thước lớn, có thể gây tắc bồn cầu.

- Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn

- Có tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều.

- Có ít nhất một lần són phân trong một tuần ở trẻ đã biết đi vệ sinh.

Khi trẻ thường xuyên bị táo bón mặc dù đã có chế độ ăn uống và vận động điều độ, ba mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ để có thể loại trừ táo bón do nguyên nhân bệnh lý. Sau đó, để chấm dứt tình trạng táo bón của con, ba mẹ nên khuyến khích con:

- Ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn như rau quả, trái cây tươi, nước ép, …

- Uống đủ nước, nhu cầu về nước được tính theo công thức chung: 40ml x cân nặng.

- Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi.

- Khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào một thóikhung giờ cố định trong ngày để luyện thói quen tốt, tránh nhịn đi vệ sinh.

Ba mẹ hãy cùng con tập thành quen tốt để con có một đường ruột khỏe mạnh ba mẹ nhé.

Ngồn tham khảo: Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Y Hà Nội và Cơ quan ngôn luận Bộ Y Tế: Báo Sức khỏe và Đời sống.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Dấu hiệu bé bị táo bón và cách khắc phục (bé trên 9 tháng)

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha