Trả lời câu hỏi Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục
Cảm ơn câu hỏi của ba mẹ. Trước tiên chúng ta xác định những dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa ba mẹ nha.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ:
- Ợ hơi, chán ăn: Biểu hiện ợ hơi xuất hiện khá sớm. Bụng trẻ căng và ợ hơi liên tục, có thể kèm theo hôi miệng. Ợ hơi rất dễ kéo theo tình trạng nôn trớ và quấy khóc do khó chịu. Bé chán ăn, quấy khóc không chịu tiếp nhận thức ăn.
- Nôn trớ: Trong những tháng đầu đời, phản ứng nôn trớ thường gặp ở trẻ và có thể không kèm theo bệnh lý. Do cấu trúc dạ dày và chế độ ăn dinh dưỡng dạng lỏng và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ dễ có phản xạ đẩy thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên bé nôn trớ quá nhiều lần trong ngày kèm các biểu hiện khác như khò khè, đau bụng, mệt mỏi, nôn trớ quá nhiều lần thì ba mẹ cần đặc biệt lưu ý.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy là kết quả của rất nhiều nguyên nhân như: nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng, ngộ độc thức ăn, rối loạn chức năng của ruột,... Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải và sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu không được bù nước bù chất kịp thời, và có thể dẫn đến tử vong. Những cách xử trí tại nhà ba mẹ có thể áp dụng để giúp con vượt qua tình trạng rối loạn tiêu hóa:
- Xem xét lại các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa cho con, tạm dừng những loại thực phẩm mới và điều chỉnh lượng ăn nhỏ lại để hệ tiêu hóa của con không bị quá tải.
- Trong trường hợp bé bị tiêu chảy nhiều lần ba mẹ có thể bổ sung nước và điện giải cho con nếu chưa kịp đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Với trẻ em, hệ thần kinh còn chưa hoàn thiện nên khả năng điều tiết để bù nước là rất kém, đồng thời mỗi bất thường của hệ thống dịch trong cơ thể cũng có thể kéo theo hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và trí não của con. Cần lưu ý pha oresol theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không pha đặc vì sẽ khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên ba mẹ cần đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Hãy lưu tâm để ý các biểu hiện của con để phát hiện những điểm bất thường của bé. Ba mẹ có thể ghi chú lại để giúp các bác sĩ có thêm nhiều thông tin khi đưa ra những chẩn đoán bệnh ba mẹ nha.
Nguồn tham khảo: Cục y tế dự phòng - Bộ Y Tế.
Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha