Nội dung chính
Trả lời câu hỏi Bé viêm họng
Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở trẻ độ tuổi đi học, đặc biệt từ 4 đến 7 tuổi. Trong năm, thời gian chuyển mùa là khoảng thời gian xuất hiện nhiều ca viêm họng cấp ở trẻ nhỏ nhất. Ngoài ra các yếu tố như: suy giảm miễn dịch, điều kiện sinh hoạt, môi trường ẩm thấp chật hẹp cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng ở trẻ nhỏ là virus, vi khuẩn. Tuy nhiên điều cần lưu ý là viêm họng có thể chỉ gây tổn thương tại vùng hầu họng nhưng cũng có thể tiến triển gây viêm nhiễm các khu vực khác như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản hoặc đó có thể là biểu hiện ban đầu của một bệnh lý toàn thân nguy hiểm hơn.
Ba mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm họng qua các triệu chứng cơ bản sau đây ba mẹ nhé:
- Sốt: trẻ viêm họng cấp có thể sốt cao hoặc sốt vừa. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng paracetamol hạ sốt. Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 5 lần mỗi 24 giờ. Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cần theo dõi để đánh giá hiệu quả của thuốc hạ sốt sau 30 đến 60 phút xem có đáp ứng thuốc và có hạ sốt được không, tinh thần của bé thế nào ba mẹ nhé.
- Đau họng, ngứa họng, ho: tổn thương tại niêm mạc hầu họng sẽ làm bé đau rát, ngứa họng, kích thích gây ho bởi vậy bé hay nôn trớ, giảm ăn uống. Ba mẹ có thể dùng các biện pháp dân gian để giảm đau họng cho bé như chanh mật ong, quất, hoa hồng bạch, cho trẻ uống nước ấm, chú ý vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý ba mẹ nhé.
- Chảy nước mũi, ngạt mũi: Tình trạng viêm kích thích đường hô hấp tiết ra đờm nhầy làm trẻ có hiện tượng chảy nước mũi, nhiều sẽ gây ngạt mũi. Trong trường hợp này, ở trẻ nhỏ ba mẹ có thể hút mũi cho con, ở trẻ lớn hơn còn có thể tự biết sổ mũi và ba mẹ cũng nên học cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho con. Nếu tình trạng nặng khiến bé khó chịu khó thở thì cần đưa con tới gặp bác sĩ, thuốc co mạch có thể được chỉ định nhưng khi sử dụng thuốc này cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng ba mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Lao và bệnh phổi thành phố Cần Thơ.
Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha