App
 

Bé chảy máu cam

11.02.2023 Chuyên mục Hỏi Đáp

Ba mẹ thân mến, chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là hiện tượng lành tính, khá thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, xuất hiện khi các...


Trả lời câu hỏi Bé chảy máu cam

Ba mẹ thân mến, chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là hiện tượng lành tính, khá thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, chấn thương vẫn là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt ba mẹ ạ.

Chảy máu mũi có thể xuất hiện vì nhiều lý do:

- Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.

Advertisement

- Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.

- Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.

- Xì mũi quá mạnh.

- Trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin, …

- Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón.

- Vách ngăn mũi bị vẹo.

- Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.

Thông thường, máu sẽ được cầm sau 10-15 phút sơ cứu, cho nên ba mẹ không nên quá hốt hoảng và lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu nguy hiểm sau, ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:

- Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.

- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.

- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).

- Chảy máu do chấn thương, ví dụ ngã hay bị đấm vào mặt.

- Cảm thấy người yếu, chóng mặt.

- Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.

- Chảy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.

- Đang dùng thuốc chống đông máu.

- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.

- Mới trải qua hóa trị liệu.

Cảm ơn câu hỏi của ba mẹ.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Bé chảy máu cam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha