Nội dung chính
Trả lời câu hỏi Bé bị viêm mũi dị ứng
Ba mẹ thân mến, viêm mũi dị ứng là bệnh viêm mũi do dị ứng gây ra, có nghĩa là hệ miễn dịch của bé phản ứng lại các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng thường được gọi là dị nguyên, dị nguyên có thể là phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, mạt giường, thú nuôi (chó, mèo), gián, chuột bọ … Viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng với những biến chứng có thể xảy ra, nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường là các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống:
- Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi,…
- Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua, …
- Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh, …
- Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng.
- Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amidan, răng, lợi miệng, …
- Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là bất thường cấu trúc của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngăn.
Để chữa viêm mũi dị ứng, hiện nay có thể áp dụng nhiều cách như:
- Thuốc điều trị: Dùng các loại thuốc kháng histamin (theo chỉ định của bác sĩ).
- Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi: Dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong thời gian ngắn (theo chỉ định của bác sĩ).
- Liệu pháp miễn dịch: Những mũi tiêm dị ứng sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch với các chất gây dị ứng cụ thể theo thời gian (Bác sĩ tiêm tại bệnh viện).
Các biện pháp khắc phục tại nhà: Phụ thuộc vào chất gây dị ứng. Nếu bị dị ứng theo mùa hoặc phấn hoa, ba mẹ nên cho con tránh xa những nơi có nhiều cây cối; dùng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí dạng hạt giúp kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng với bụi, mạt nhà; hãy giặt tấm trải giường và chăn mền bằng nước nóng trên 55 độ C; đeo khẩu trang khi làm việc nếu bị dị ứng với các tác nhân ở nơi làm việc, …
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ.
Được kiểm duyệt bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú - Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha