App
 

Vắt và bảo quản sữa mẹ - Cho con bú nhiều hơn khi con bị bệnh (ốm)

Vắt và bảo quản sữa mẹ - Cho con bú nhiều hơn khi con bị bệnh (ốm)

19.06.2024 Chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ

Khi trẻ bị ốm, nhu cầu dinh dưỡng và sự an ủi từ mẹ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn chứa các kháng thể giúp trẻ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong những thời điểm trẻ ốm và không thể bú


Khi trẻ bị ốm, nhu cầu dinh dưỡng và sự an ủi từ mẹ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn chứa các kháng thể giúp trẻ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong những thời điểm trẻ ốm và không thể bú trực tiếp, việc vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách là hết sức quan trọng để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn sẵn sàng và an toàn cho bé.

Vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

hinh-anh-vat-va-bao-quan-sua-me-cho-con-bu-nhieu-hon-khi-con-bi-benh-om-487-0

Hãy đảm bảo cho trẻ được uống sữa mẹ ngay cả khi mẹ không thể cho bú trực tiếp. Bởi sữa mẹ là tất cả những gì con bạn cần trong sáu tháng đầu đời - không loại sữa bột hay thực phẩm nào có cùng những đặc tính như sữa mẹ.
Nếu bạn phải đi làm trước sáu tháng, bạn có thể thử làm như sau:
  • Cho con bú càng nhiều càng tốt khi bạn ở nhà, ví dụ như cho con bú ngay trước khi đi làm và ngay sau khi về nhà.
  • Cho con bú càng nhiều càng tốt vào ban đêm - vì sữa sẽ được tiết ra nhiều hơn.
  • Vắt sữa (cả khi ở nhà và khi đi làm) để con bạn vẫn có sữa bú ngay cả khi bạn không ở nhà.
  • Bảo quản sữa ở trong bình kín nhỏ, sạch và có nắp đậy. Không đổ đầy bình chứa. Không đổ lẫn sữa mới vắt và sữa đã vắt trước đó.
  • Sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3-5 giờ (bảo quản nơi khô mát, được che đậy kĩ).
  • Nếu có tủ lạnh, hãy bảo quản sữa ở trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Khi lấy ra, không đun sôi sữa mà hãy để bình chứa sữa trong một nồi nước nóng trong vài phút.
  • Đảm bảo trẻ được cho uống bằng cốc và thìa. Không cho trẻ bú bình có núm vú vì trẻ bú từ bình luôn dễ dàng hơn bú mẹ nên sau khi bú bình thì trẻ sẽ không muốn bú mẹ nữa. Khi trẻ bú ít hơn thì sữa mẹ tiết ra ít hơn. Ngoài ra, bình bú với núm vú giả dễ bị nhiễm khuẩn và có thể làm trẻ bị tiêu chảy và một số bệnh khác.
  • Nhớ rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt sữa. Đảm bảo tất cả bình chứa và dụng cụ vắt sữa được rửa sạch sẽ.
Lưu ý cho những bà mẹ làm công sở:
  • Kiểm tra với cơ quan xem bạn có thể mang con đến chỗ làm không hoặc có thể tranh thủ về cho con bú không.
  • Kiểm tra với cơ quan xem bạn có được nghỉ giải lao để vắt sữa không.
  • Kiểm tra với cơ quan xem có nơi nào an toàn cho bạn bảo quản sữa không.

Cho trẻ bú khi trẻ bị bệnh (ốm)

hinh-anh-vat-va-bao-quan-sua-me-cho-con-bu-nhieu-hon-khi-con-bi-benh-om-487-1

Cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bị bệnh vì sữa mẹ giúp trẻ chóng hồi phục.
• Nếu trẻ từ 0-6 tháng tuổi (<180 ngày) bị bệnh (ốm), trẻ cần được chăm sóc và hỗ trợ để bú nhiều hơn. Nếu con bạn không chịu bú, vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc và tiếp tục hỗ trợ trẻ cho đến khi trẻ bú trở lại. Trẻ có thể quấy khóc không bú đầy bữa được nên cần cho trẻ bú nhiều lần hơn (thời gian giữa mỗi lần bú ngắn hơn).
• Cho con bú sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
  • Nếu con bạn bị tiêu chảy, trẻ cần được cho bú nhiều hơn và lâu hơn để bù lại lượng nước đã mất. Đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để kiểm tra xem trẻ có cần uống ORS hay không.
  • Nếu con bạn bị cúm-họ hoặc sốt - hãy cố bế trẻ trong tư thế thoải mái để trẻ có thể thở dễ dàng hơn khi bú.
Sau khi ốm, cho bú nhiều hơn để giúp trẻ sớm hồi phục và tăng cân trở lại. Nếu bạn bị các bệnh thông thường, bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần ăn nhiều hơn và được giúp đỡ để cho con bú trong thời gian này. Nếu bạn đang sử dụng thuốc, tư vấn với bác sĩ trước khi cho con bú.

Thời gian cho bú

hinh-anh-vat-va-bao-quan-sua-me-cho-con-bu-nhieu-hon-khi-con-bi-benh-om-487-2

Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi, vì sữa mẹ vẫn tiếp tục cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Với trẻ sau 6 tháng, sữa mẹ vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho trẻ.
  • Khi con bạn được 6-12 tháng tuổi, sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một nửa nhu cầu năng lượng của trẻ.
  • Khi con bạn được 12-24 tháng tuổi, sữa mẹ tiếp tục cung cấp khoảng một phần ba (1/3) nhu cầu năng lượng của trẻ.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện cho đến khi trẻ khoảng 2 tuổi - vì vậy cho trẻ bú đến 2 tuổi và lâu hơn giúp cung cấp miễn dịch cho trẻ cho đến khi hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển hoàn thiện.
  • Cho trẻ ngoài 12 tháng tuổi bú mẹ là rất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ trẻ.
Nếu vì một lí do nào đó mà bạn không thể tiếp tục cho con bú sau 6 tháng tuổi, bạn cần tăng lượng thức ăn bổ sung cho trẻ và cho trẻ uống sữa như sau:
Nếu trẻ dưới 24
tháng tuổi không được bú mẹ.
Tần suất
Số lượng
Độ đậm đặc
Đa dạng
Ngoài số bữa ăn bổ sung thông thường, trẻ cần ăn thêm 1-2 bữa chính, và có thể 1-2 bữa phụ.
 
Tương tự như trẻ bú mẹ, tùy theo nhóm tuổi.
Tương tự như trẻ bú mẹ, tùy theo nhóm tuổi.
Tương tự như trẻ bú mẹ, ngoài ra:
1-2 cốc sữa mỗi ngày & 2-3 cốc nước mỗi ngày, đặc biệt khi trời nóng.
 
Lưu ý: Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì trẻ không cần dùng loại sữa nào khác (kể cả khi mẹ phải đi làm,
chỉ cần tăng cường cho bú sữa mẹ bất cứ khi nào mẹ ở nhà).
 
Hy vọng rằng những thông tin và hướng dẫn về cách vắt và bảo quản sữa mẹ trong bài viết này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào và luôn sẵn sàng trong những lúc con yêu cần nhiều sự chăm sóc hơn khi bị ốm. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý sữa mẹ một cách an toàn và hiệu quả không chỉ giúp bạn yên tâm rằng bé luôn nhận được những gì tốt nhất mà còn đảm bảo rằng sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho bé.
 
Nội dung bản quyền Momby sử dụng thông qua sự đồng ý từ Alive & Thrive.
Momby đồng hành cùng Alive & Thrive nhằm cung cấp nguồn thông tin chính thống và hữu ích về Nuôi con sữa mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Vắt và bảo quản sữa mẹ - Cho con bú nhiều hơn khi con bị bệnh (ốm)

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha