App
 

Tại sao cần cho bé ăn dặm/ ăn bổ sung và cách cho bé ăn bổ sung đúng

Tại sao cần cho bé ăn dặm/ ăn bổ sung và cách cho bé ăn bổ sung đúng

28.06.2024 Chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm - hay còn gọi là ăn bổ sung - là thời điểm để bé làm quen với những hương vị thức ăn mới. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để ba mẹ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con.


Tại sao cần cho bé ăn dặm/ ăn bổ sung và cách cho bé ăn bổ sung đúng.

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm - hay còn gọi là ăn bổ sung - là thời điểm để bé làm quen với những hương vị thức ăn mới. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để ba mẹ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bắt đầu và thực hiện cho con ăn bổ sung một cách hiệu quả và an toàn. Vì thế ba mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu về ăn dặm/ ăn bổ sung cho bé để con yêu có những bữa ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Tầm quan trọng của việc ăn dặm/ ăn bổ sung.

Ăn dặm hay ăn bổ sung là việc cho bé ăn thêm các thức ăn đặc khác ngoài sữa mẹ để bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng trẻ cần. Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn bổ sung là 6 tháng (180 ngày) – KHÔNG SỚM HƠN, KHÔNG MUỘN HƠN.
Trong 6 tháng đầu (180 ngày), sữa mẹ đã cung cấp 100% mọi dưỡng chất mà con bạn cần để phát triển. Sữa mẹ là loại thức ăn và thức uống duy nhất mà con bạn cần trong vòng 6 tháng đầu đời.
Từ 6 đến 12 tháng, sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một nửa (60%) nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
hinh-anh-tai-sao-can-cho-be-an-dam-an-bo-sung-va-cach-cho-be-an-bo-sung-dung-491-0
Nhu cầu năng lượng theo tuổi của trẻ và năng lượng từ sữa mẹ.
Nguồn: WHO/UNICEF, tu ván IYCF 2006
Khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày) là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 180 ngày) hoặc quá muộn (sau 180 ngày) đều không tốt cho con bạn vì:
  • Quá sớm: dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn quá non trẻ chỉ thích hợp với sữa mẹ. Cho trẻ ăn quá sớm làm trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần. Hơn thế nữa khi trẻ ăn thêm thức ăn khác sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu thì trẻ dễ bị tiêu chảy và các bệnh khác.
  • Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé vì vậy trẻ không nhận được đủ thức ăn cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của bé làm trẻ chậm lớn và chậm phát triển, dễ có nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng.
 
Từ 12 -24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ (30 -40%). Vì vậy bé cần được tiếp tục bú mẹ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng quí giả. Bạn hãy cho bé bú đến tận 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa. Ngoài ra sữa mẹ còn tiếp tục cung cấp các yếu tố bảo vệ giúp trẻ khỏi mắc nhiều loại bệnh tật. Việc cho con bú cũng tạo sự gần gũi mẹ con giúp trẻ phát triển tối đa về mặt thể chất, tinh thần và tâm lý.

Nên cho bé bắt đầu ăn bổ sung thế nào?

Khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), khi con bạn bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách nhai, đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian tập cho trẻ tập ăn thường trong vòng vài ba ngày (không nên kéo dài thời gian tập ăn quá 1 tuần). Sau đó tăng dàn lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi của bé cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.
Khẩu phần ăn của trẻ cũng cần tăng dàn theo độ tuổi như khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng trong bảng dưới đây:
Tuổi
Khuyến nghị
Độ đậm đặc
 
Số bữa/ ngày
 
Số lượng mỗi bữa ăn
Các loại thức ăn
0-6 tháng (180 ngày)
Cho con bú sữa mẹ Cho bú mẹ theo hoàn toàn
Cho bú mẹ theo yêu cầu
Tùy theo yêu cầu của trẻ
Tham khảo thực đơn cho bé trang 22
6 - 9 tháng
Bột loãng rồi đặc dần,thức ăn nghiền, xay nhỏ, băm nhỏ chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt
2-3 bữa chính +1-2 bữa phụ + bú mẹ thường xuyên
 
2-3 thìa (lúc bắt đầu tập ăn bột) tăng dần lên 1/2 bát 250 ml
9-12 tháng
Cháo và thức ăn thái nhỏ, nghiền.
Mẹo: Có thể chế biến các mẫu nhỏ thức ăn trẻ có thể cầm nắm được để tập cho trẻ có phản xạ nhai.
 
3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ theo nhu cầu
1/2 đến 3/4 bát 250 ml
 
Cháo/ Cơm và thức ăn cùng với gia đình, có thể thái nhỏ hoặc nghiền làm mềm nhỏ hơn so với thức ăn của người lớn để phù hợp với khả năng nhai của bé. Cho trẻ các mẫu thức ăn nhỏ để trẻ tự ăn nhưng tránh cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây hóc....
3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ theo nhu cầu
3/4 đến 1 bát 250 ml
Lưu ý: Nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ thì không cần cho trẻ ăn thêm bất cứ loại sữa bột nào. Khi trẻ ăn bổ sung vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Bữa chính: là các bữa bột, cháo, cơm...được chế biến phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ Bữa phụ Bánh qui, hoa quả, sữa chua, trứng... (chiếm 5-10% năng lượng trong ngày).
 
Ba mẹ hãy nhớ rằng, mỗi bé là một cá thể riêng biệt với nhu cầu và sở thích riêng, do đó, việc cho bé ăn dặm cũng cần được điều chỉnh phù hợp với từng bé. Bằng cách hiểu rõ lý do và cách thức cho bé ăn bổ sung đúng, ba mẹ sẽ giúp con có một khởi đầu tốt đẹp và đầy đủ dinh dưỡng trong hành trình lớn khôn đấy.
Nội dung bản quyền Momby sử dụng thông qua sự đồng ý từ Alive & Thrive.
Momby đồng hành cùng Alive & Thrive nhằm cung cấp nguồn thông tin chính thống và hữu ích về Nuôi con sữa mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Tại sao cần cho bé ăn dặm/ ăn bổ sung và cách cho bé ăn bổ sung đúng

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha