App
 

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung - Lượng thức ăn bổ sung hợp lý cho bé từng giai đoạn

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung - Lượng thức ăn bổ sung hợp lý cho bé từng giai đoạn

24.06.2024 Chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ

Xác định thời điểm và lượng thức ăn bổ sung phù hợp cho bé yêu trong từng giai đoạn phát triển là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.


Việc bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ, đánh dấu sự chuyển giao từ việc nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang một chế độ ăn đa dạng hơn. Quyết định này không chỉ dựa trên tuổi của trẻ mà còn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, sự phát triển của trẻ và khả năng sẵn sàng tiếp nhận thực phẩm mới. Việc xác định thời điểm và lượng thức ăn bổ sung phù hợp cho bé yêu trong từng giai đoạn phát triển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Dưới đây là những lượng thức ăn bổ sung hợp lý cho bé ở mỗi giai đoạn quan trọng trong cuộc đời.

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung & lượng thức ăn bổ sung hợp lý cho trẻ từ 6 đến 8 tháng.

hinh-anh-khi-nao-bat-dau-cho-tre-an-bo-sung-luong-thuc-an-bo-sung-hop-ly-cho-be-tung-giai-doan-488-0

Khi trẻ tròn 6 tháng (180 ngày), bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung và vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.
Giai đoạn khi con bạn từ 6-24 tháng tuổi là thời kỳ vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Khi con bạn được 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung là rất cần thiết để đảm bảo con bạn phát triển tốt, tăng cân và phát triển chiều cao hợp lý.
Khi chế biến và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau:
  • Tần suất: Cho trẻ ăn bổ sung 2-3 bữa/ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ như hoa quả (giàu vitamin), lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua (giàu canxi và dễ tiêu hóa), khoai lang luộc và cà rốt (giàu vitamin A). Bạn có thể cho trẻ ăn 1-2 bữa phụ/ngày.
  • Số lượng: Khi trẻ được tròn sáu tháng (180 ngày), bắt đầu cho trẻ ăn 2-3 thìa thức ăn mỗi bữa. Tăng dần lên một nửa (1/2) bát 250ml mỗi bữa (Chỉ cho bà mẹ thấy lượng thức ăn trong một bát).
  • Đa dạng: Để phát triển tốt, trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau:
  • Bột: 2 thìa cà phê (16g) (Bột được trộn từ 1kg gạo với 50g gạo nếp và 50g đỗ xanh hoặc đỗ tương).
  • Nước lọc: ba phần tư một bát con (bát 250ml).
  • Thịt lợn/cá/tôm/thịt gà/thịt bò băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g).
  • Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ,...) hoặc rau xanh băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g).
  • Dầu: 1 thìa cà phê (2g).
  • Nước mắm: 1/2 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt) không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho trẻ, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn.
Hãy thay đổi các loại rau và các loại tôm/cá/thịt khác nhau mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm vì ở tuổi này (từ 6 đến 8 tháng tuổi):
  • Sữa mẹ vẫn cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ ngay lập tức và lâu dài.
  • Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa
của trẻ.
  • Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho trẻ bú mẹ.
Lưu ý: Thẻ tư vấn này cần được sử dụng chung với các thẻ tư vấn về chế biến thức ăn, vệ sinh,
cho ăn tích cực và thức ăn giàu chất sắt.

Lượng thức ăn bổ sung cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi.

hinh-anh-khi-nao-bat-dau-cho-tre-an-bo-sung-luong-thuc-an-bo-sung-hop-ly-cho-be-tung-giai-doan-488-1

Khi trẻ được 9 tháng cần tăng số lượng bữa bổ sung và đa dạng thực phẩm, đồng thời vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.
Khi con bạn được 9 tháng, việc tăng số lượng và sự đa dạng của thức ăn là vô cùng quan trọng.
Khi chế biến và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau:
  • Tần suất: Cho trẻ ăn bổ sung 3-4 bữa/ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua, khoai lang luộc và cà rốt. Bạn có thể cho trẻ ăn 1-2 bữa
phụ/ngày.
  • Số lượng: Tăng dần lên từ một nửa (1/2) bát đến ba phần tư (3/4) bát 250ml mỗi bữa (Chỉ cho bà mẹ thấy lượng thức ăn trong một bát).
  • Đa dạng: Để phát triển tốt, trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau:
  • Bột: 2 thìa cà phê (16g) (Bột được trộn từ 1kg gạo với 50g gạo nếp và 50g đỗ xanh hoặc đỗ tương).
  • Nước lọc: ba phần tư bát con/150ml (bát 250ml).
  • Thịt lợn/cá/tôm/thịt gà/thịt bò băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g).
  • Rau củ nghiền( cà rốt, bí đỏ,...) hoặc rau xanh băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g).
  • Dầu: 1 thìa cà phê (2g).
  • Nước mắm: 1/2 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt) không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho trẻ, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn.
Hãy thay đổi các loại rau khác nhau và các loại tôm/cá/thịt mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Ở tuổi này (từ 9 đến 11 tháng tuổi):
  • Sữa mẹ vẫn cung cấp khoảng một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ ngay lập tức và về lâu dài.
  • Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa của trẻ.
  • Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho trẻ bú mẹ.
Lưu ý: Thẻ tư vấn này cần được sử dụng chung với các thẻ tư vấn về chế biến thức ăn,
vệ sinh cho ăn tích cực và thức ăn giàu chất sắt.

Lượng thức ăn bổ sung cho trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi.

hinh-anh-khi-nao-bat-dau-cho-tre-an-bo-sung-luong-thuc-an-bo-sung-hop-ly-cho-be-tung-giai-doan-488-2

Khi trẻ được 1 tuổi, tiếp tục tăng lượng và đa dạng hóa thức ăn bổ sung cho trẻ, đồng thời vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Thông điệp:
• Khi con bạn được 1 tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn cứng hơn, như thức ăn của người lớn.
• Khi chế biến và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau:
  • Tần suất: Cho trẻ ăn bổ sung 3-4 bữa/ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ
như hoa quả, lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua, khoai lang luộc, cà rốt. Bạn có thể cho trẻ ăn 1-2 bữa
phụ/ngày.
  • Số lượng: Ăn ít nhất là ba phần tư (3/4) bát tăng dần lên một (1) bát 250ml mỗi bữa (Chỉ cho bà mẹ thấy lượng thức ăn trong một bát).
  • Đa dạng: Để phát triển tốt, trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau:
  • Cháo đặc: 3/4 bát cháo đặc tương đương với 5 thìa cà phê gạo (33g).
  • Thêm nước lọc nếu cần.
  • Thịt lợn/cá/tôm/thịt gà/thịt bò băm nhỏ: 3-4 thìa cà phê (32g).
  • Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ,...) hoặc rau xanh thái nhỏ: 3-4 thìa cà phê.
  • Dầu: 2 thìa cà phê.
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt) không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho trẻ, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn.
• Hãy thử các loại rau khác nhau và thay đổi các loại tôm/cá/thịt mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
• Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Ở tuổi này (từ 12 đến 24 tháng tuổi):
  • Sữa mẹ vẫn cung cấp khoảng một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ ngay lập tức và về lâu dài.
  • Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa
của trẻ.
  • Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho trẻ bú mẹ.
Lưu ý: Thẻ tư vấn này cần được sử dụng chung với các thẻ tư vấn về chế biến thức ăn, vệ sinh,
cho ăn tích cực và thức ăn giàu chất sắt.
 
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng về thời điểm và cách thực hiện chế độ ăn bổ sung cho trẻ, cũng như lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé. Việc cho trẻ ăn bổ sung không chỉ là một bước tiến quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái mà còn là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển sức khỏe và thể chất của bé một cách toàn diện.
 
Nội dung bản quyền Momby sử dụng thông qua sự đồng ý từ Alive & Thrive.
Momby đồng hành cùng Alive & Thrive nhằm cung cấp nguồn thông tin chính thống và hữu ích về Nuôi con sữa mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung - Lượng thức ăn bổ sung hợp lý cho bé từng giai đoạn

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha