App
 

Top lưu ý quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ 

Top lưu ý quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ 

13.06.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn ba mẹ sẽ gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ.


Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Bởi, sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn ba mẹ sẽ gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ. Sau đây là một số lưu ý quan trọng cũng hướng khắc phục mà ba mẹ cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy cùng Momby tham khảo ngay nhé!

hinh-anh-top-luu-y-quan-trong-khi-nuoi-con-bang-sua-me-433-0
Một số lưu ý quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ

07 nguyên tắc cơ bản khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ vừa là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, vừa là cách nuôi con khoa học nhất. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng ba mẹ cần lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Cho bé bú sữa mẹ theo nhu cầu, bú bất kỳ khi nào bé muốn, kể cả vào ban đêm giúp tăng cường tiết sữa mẹ.

  • Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia để tận dụng sữa cuối giúp bé tăng cân.

    Advertisement
  • Khi bé bú no nên bế vác bé lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng bé đến khi bé ợ hơi thì mới cho bé nằm tránh bị nôn trớ.

  • Mỗi ngày bé đủ tháng cần 7-8 cữ bú, bé sinh non cần nhiều hơn.

  • Không cho bé bú bình, ngậm vú cao su vì bé sẽ bỏ bú mẹ, dễ bị tiêu chảy hơn.

  • Trường hợp bé không tăng cân theo chuẩn mỗi tháng, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, theo dõi sự linh hoạt của trẻ và nên cho bé đi khám Bs Nhi khoa.

  • Cho bé bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác để tận dụng nguồn sữa mẹ.

05 vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ luôn được biết đến như món quà dinh dưỡng quý giá cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ! Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, đôi lúc mẹ sẽ khó tránh những “trục trặc” nhỏ khiến mẹ phải bối rối không biết nên xử lý như thế nào? Sau đây là những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ cần lưu ý: 

Cương tức vú

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ thấy các biểu hiện căng sữa, có cảm giác cương tức, cứng, đau, sờ thấy nóng ở vùng bầu ngực thì có thể mẹ đã bị cương tức sữa. Nguyên nhân có thể do mẹ không cho con bú, bú không đúng cách, hay thời gian cho bú quá ít làm sữa ứ đọng lại trong tuyến vú nhiều quá.

♦ Cách xử lý: 

  • Cho bé bú thường xuyên hơn; bên cạnh đó vắt bớt sữa ra ngoài.

  • Trước khi cho bé bú: xoa bóp nhẹ cổ và lưng, massage để làm mềm vú; vắt bớt một ít sữa để trẻ ngậm bắt vú dễ dàng hơn. 

  • Cho trẻ bú đúng tư thế, nếu trẻ không bú được mẹ hãy vắt sữa và cho trẻ bú bằng bình, muỗng, cốc…

  • Đắp khăn lạnh lên 2 vú sau khi cho trẻ bú.

Tắc tia sữa

Mẹ có thể bị tắc tia sữa ở cả một hoặc cả 2 bên vú với biểu hiện vú có cục nhưng không nóng, không đỏ.

♦ Cách xử lý: 

  • Trước mỗi cữ bú của bé: đặt khăn ấm lên 2 bên vú trong 5-10 phút. Sau đó xoa nhẹ bên vú bị tắc tia sữa: Tay xoa chuyển từ phần ngoài qua phần có tia sữa tắc và hướng về phía núm vú. 

  • Cho bé bú bên phần có tia sữa tắc trước và bú lâu hơn.

  • Cho bé bú thường xuyên hơn.

  •  Không nên dùng áo lót quá chật. 

Đau và nứt núm vú

Dấu hiệu đau và nứt núm vú có thể thấy rõ đó là núm vú đỏ, nứt, đau, có thể chảy máu. Cảm giác đau tăng lên khi trẻ bắt đầu ngậm núm vú.

♦Cách xử lí:

  • Tiếp tục cho trẻ bú bắt đầu từ bên ít đau hơn. 

  • Chỉnh sửa cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách. 

  • Xoa một ít sữa lên núm vú sau mỗi bữa bú.

  • Thay đổi các tư thế cho con bú khác nhau.

  • Nếu đau nhiều thì vắt sữa cho trẻ bú bằng muỗng, cốc, hoặc bình; đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Viêm vú

Do tình trạng căng tức tuyến vú và tắc ống dẫn sữa kéo dài không được giải quyết. Khi bị viêm vú, mẹ sẽ thấy vú rất đau, sốt cao, bầu vú sưng cứng, nhìn thấy rõ một phần vú bị sưng cứng và đỏ.

♦Cách xử lí:

  • Nghỉ ngơi, đắp gạc ấm lên vú

  • Không nên cho bé bú khi vú bị viêm mà hãy vắt hặc hút phần sữa này bỏ đi. 

  • Nếu tình trạng này kéo dài quá 24 giờ mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

  • Khi vú trở lại bình thường mới cho bé bú

Áp xe vú 

Đây là tình trạng nặng của viêm vú và có mủ trong vú

♦Cách xử lí:

  • Cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám

  • Cần được Bác sĩ rạch thoát mủ và uống thuốc kháng sinh phù hợp

Không có nguồn dinh dưỡng nào giàu kháng thể tự nhiên và tốt hơn sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần phải thực hiện biện pháp nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách để mang đến cho con sự an toàn và phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời. Đây cũng là một thiên chức thiêng liêng để bé cảm nhận được hơi ấm và tình yêu thương của mẹ.

Nội dung được kiểm duyệt bởi Bác sĩ NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH - Cố vấn chuyên môn, nguyên trưởng khoa Sản BVĐK Quảng Nam. 


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Top lưu ý quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ 

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha