App
 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bế sản dịch sau sinh

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bế sản dịch sau sinh

12.11.2024 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Mời mẹ hãy tìm hiểu cùng Momby nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bế sản dịch trong bài viết dưới đây nhé.


Giai đoạn sau sinh là thời điểm quan trọng để mẹ phục hồi sức khỏe và tinh thần. Nhưng đây cũng là thời điểm mẹ dễ đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý hậu sản. Trong đó, bế sản dịch sau sinh là một hiện tượng hậu sản nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau đây hãy cùng Momby tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bế sản dịch dưới này nhé. 

Trong quá trình tử cung co hồi để phục hồi, sản dịch bao gồm là máu, nước ối còn sót lại, dịch tiết cổ tử cung, mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, tất cả sẽ được thoát ra ngoài được âm đạo. Tuy nhiên có một số trường hợp sản dịch không được đào thải và thoát ra ngoài mà bị ứ đọng lại trong tử cung. Hiện tượng này gọi là bế sản dịch hay còn được gọi là tắc sản dịch. 

Tình trạng này có thể xảy ở cả mẹ sinh thường và mẹ sinh mổ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bế sản dịch sẽ dẫn đến các biến chứng hậu sản nguy hiểm khác như: nhiễm khuẩn hậu sản, băng huyết sau sinh thứ phát. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, rối loạn đông chảy máu,... làm nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

hinh-anh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-be-san-dich-sau-sinh-499-0

Bế sản dịch sau sinh là gì? 

Advertisement

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bế sản dịch sau sinh. Trong quá trình sinh con, các yếu tố như: mổ lấy thai chủ động khi chưa chuyển dạ, thai to, đa thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, mất máu nhiều trong lúc sinh hoặc sót nhau thai, đều có thể làm tử cung co hồi chậm và gây ứ đọng sản dịch. Sức khỏe sản phụ quá yếu, kiệt sức, ít vận động, nịt bụng quá chặt sau sinh cũng khiến sản dịch khó thoát ra ngoài. Ngoài ra, do cổ tử cung bị đóng kín, trương lực cơ tử cung kém cũng là nguy cơ gây ra bế sản dịch.

Trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể sẽ đẩy ra một lượng máu khá lớn, màu đỏ tươi giống như kinh nguyệt, sau đó chuyển sang màu đỏ sậm, xen lẫn các cục máu đông nhỏ. Từ 7 ngày trở đi, sản dịch sẽ loãng hơn và chuyển sang màu nâu hoặc hồng. Tiếp theo, sản dịch tiết ra sẽ có màu trắng hoặc hơi vàng, do chứa một lượng lớn bạch cầu, tạo ra trong quá trình tự phục hồi và tái tạo ban đầu của nội mạc tử cung. Những ngày sau đó, sản dịch sẽ tiết ít dần trước khi hết hoàn toàn. 

Quá trình thoát sản dịch sau sinh diễn ra ở mỗi sản phụ khác nhau, thông thường kéo dài khoảng từ 20 - 30 ngày sau sinh. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà lượng sản dịch có thể kéo dài hơn. Sản phụ cần theo dõi sức khỏe của bản thân, đặc biệt là theo dõi màu sắc, số lượng của sản dịch, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường và có nguy cơ bị bế sản dịch cao như sau:

  • Sản dịch chảy ra rất ít, có mùi hôi tanh vì bị viêm nhiễm. 

  • Có cục cứng ở bụng, cảm nhận rõ khi sờ. 

  • Cảm thấy khó chịu, căng tức vùng hạ vị và thỉnh thoảng có cơn đau âm ỉ. 

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, bị sốt nhẹ. 

  • Cổ tử cung đóng kín, đau khi ấn đáy tử cung. 

hinh-anh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-be-san-dich-sau-sinh-499-1

Những triệu chứng của bế sản dịch sau sinh. 

4.1. Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách 

Sản dịch là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm đường âm đạo, tử cung. Do đó, sản phụ phải biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nhiễm khuẩn sau sinh và giảm nguy cơ bị bế sản dịch. Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch. Sản phụ nên rửa âm hộ trước rồi đến hậu môn, tránh rửa từ hậu môn đến âm hộ vì sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

Ở những tuần đầu sau sinh, âm đạo sẽ thường xuyên ra máu và nhiều tiết dịch. Do đó, sản phụ có thể sử dụng băng vệ sinh, nhưng cần thay từ 4 - 5 lần/ngày để giữ vùng kín luôn được khô ráo. Sản phụ nên lựa chọn các loại băng vệ sinh có độ thấm hút tốt, hạn chế sử dụng các loại băng vệ sinh có mùi hương để tránh viêm nhiễm hay kích ứng. Tuyệt đối không dùng tampon và không thụt rửa âm đạo để tránh viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên tắm bồn, đi bơi hoặc ngâm nước quá lâu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

2. Chế độ ăn uống bổ dưỡng và hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý không những giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn mau hết sản dịch. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, trứng, đậu hũ và các sản phẩm từ sữa, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau ngót, rau dền, ngải cứu,... rất tốt cho lợi sữa, đồng thời hỗ trợ quá trình co hồi của tử cung giúp sản dịch được đẩy ra nhanh chóng. Ngoài ra các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau củ, và các loại hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự hồi phục. 

Mẹ cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh như: đồ chiên rán, rượu, cafein, nước ngọt, rượu,... vì những loại này làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Thay vì ăn ba bữa lớn, mẹ có thể chia thành 5 - 6 bữa nhỏ trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và duy trì mức năng lượng ổn định. Điều này cũng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn.

3. Nên vận động nhẹ nhàng 

Trong thời gian ở cữ, mẹ nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại trong phòng, hoặc tập các bài yoga đơn giản. Mẹ có thể bắt đầu đi lại với những bước ngắn và tăng dần cường độ khi cảm thấy thoải mái hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn kích thích tử cung co bóp, từ đó đẩy nhanh quá trình đào thải sản dịch ra ngoài.

4. Cho bé bú bằng sữa mẹ 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cho con bú đúng cách, lượng hormone Oxytocin trong cơ thể mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung và giảm chảy máu, đồng thời giúp tử cung sớm trở về lại kích thước trước đó. Vì thế mẹ nên bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt. Để kích thích lượng sữa nhiều khi cho con bú, mẹ có thể áp dụng một số mẹo như sau: massage bầu ngực, cho bé bú trực tiếp, dùng máy hút sữa,…

5. Lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp 

Khách sạn sau sinh - Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp cho mẹ và bé là dịch vụ chăm sóc sau sinh được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn. Với không gian sang trọng và cao cấp, khách sạn này không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi mà còn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé.

Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên môn và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo phát hiện sớm tình trạng ứ sản dịch cũng như những tai biến sản khoa khác. Hơn nữa, mẹ còn được các chuyên viên chăm sóc có kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ trong việc cho con bú, massage bầu ngực và hướng dẫn các bài tập nhẹ nhàng để kích thích tử cung co bóp, từ đó giảm thiểu nguy cơ bế sản dịch. Hơn nữa, dịch vụ ăn uống tại đây cũng được thiết kế khoa học, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

hinh-anh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-be-san-dich-sau-sinh-499-2

Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp cho mẹ và bé là dịch vụ chăm sóc sau sinh. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhiên, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bế sản dịch sau sinh. Mẹ cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như: vệ sinh vùng kín đúng cách, vận động nhẹ nhàng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh,... không những giúp sức khỏe mẹ được phục hồi nhanh chóng mà còn giảm nguy cơ mắc tình trạng bế sản dịch. 

 


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh

BS CKII - Khoa Phụ sản

Nguyên Trưởng Khoa Phụ Sản BV ĐK Quảng Nam. Hiện tại là Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ Sản - BV ĐK Quảng Nam - Bệnh viện thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc năm 2019


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bế sản dịch sau sinh

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha