Nội dung chính
- 1. Bí quyết chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà nhanh lành nhất
- 1.1. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà
- 1.2. Giữ cho vết thương sạch sẽ và thông thoáng
- 1.3. Không tự ý bôi thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị dân gian lên vết mổ
- 1.4. Cần theo dõi các dấu hiệu bất thường tại khu vực vết mổ
- 2. Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ mau lành và không bị sẹo
- 3. Vận động nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi
- 4. Chăm sóc sản phụ trong khách sạn hậu sản có gì đặc biệt?
1. Bí quyết chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà nhanh lành nhất
1.1. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà
Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, mẹ không nên chạm tay quá nhiều lần và trực tiếp lên vết mổ. Điều này có thể sẽ khiến vi khuẩn trên tay xâm nhập vào vết mổ và gây nhiễm trùng. Nếu tại vị trí vết mổ, mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thì tuyệt đối không được gãi hay chà xát, sẽ làm vết mổ bị tổn thương, ngứa hơn, thậm chí da còn bong tróc, lở loét.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể tắm bình thường bằng nước ấm, nhưng cần phải nhẹ nhàng và không được cọ xát mạnh lên khu vực vết mổ. Mẹ không nên tắm bồn hay ngâm người quá lâu ở dưới nước, vì biểu bì da có thể bị mềm ra và làm hở đường chỉ khâu. Việc làm này, có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng vết mổ, dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Sau khi tắm, mẹ nên dùng khăn bông mềm để lau khô cơ thể. Tại khu vực vết mổ, mẹ cần lưu ý nên lau từ phía trước ra sau và từ vị trí vết mổ ra xung quanh vùng da, để vết mổ tránh bị nhiễm trùng.
1.2. Giữ cho vết thương sạch sẽ và thông thoáng
Khi tiếp xúc với vết mổ, mẹ phải luôn rửa tay sạch sẽ hoặc sử dụng các dung dịch sát khuẩn, để tránh nguy cơ làm vết mổ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, mẹ cần giữ vết thương khô ráo, hạn chế để vết mổ tiếp xúc với nước ít nhất có thể.
Mẹ cần tránh mặc những loại quần áo bó sát và chật chội, vì chúng rất dễ cọ xát trực tiếp vào vết mổ, dẫn đến có thể làm tổn thương vùng da và lâu lành hơn. Thay vào đó, nên chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi làm từ các chất liệu mềm mại, không những giúp vết thương thông thoáng mà còn khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn phục hồi này.
1.3. Không tự ý bôi thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị dân gian lên vết mổ
Mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách, không những khiến vết mổ trở nên nghiêm trọng mà còn gây nguy cơ dị ứng và gặp các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, không áp dụng các phương pháp dân gian khi chưa được kiểm chứng lên các vết mổ. Việc làm này có thể làm vết thương bị viêm nhiễm nặng và khó điều trị hơn.
1.4. Cần theo dõi các dấu hiệu bất thường tại khu vực vết mổ
Trong quá trình chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, mẹ và người nhà cần chú ý theo dõi tình trạng vết mổ, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng bất thường cần chú ý sau đây bao gồm:
-
Vết mổ bị sưng đỏ, có mủ, cảm giác nóng tại khu vực xung quanh
-
Vết mổ bị hở, rỉ máu và phần thịt bên trong bị lòi ra bên ngoài
-
Hiện tượng chảy dịch vàng, có mùi hôi tại vết mổ
-
Mẹ bị sốt cao 39 - 40 độ C và cảm thấy ớn lạnh
Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tại khu vực vết mổ, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để điều trị kịp thời.
2. Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ mau lành và không bị sẹo
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, trong quá trình phục hồi sau khi sinh mổ. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, để giúp vết mổ mau lành và không để lại sẹo xấu. Sau đây là những loại thực phẩm, mẹ nên bổ sung:
-
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (protein) như: thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa, đậu nành…
-
Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác như: quả cam, quả lê, quả kiwi, quả ổi, cà rốt, quả óc chó,...
-
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hướng dương,..
-
Thực phẩm giàu canxi như: ngũ cốc, nước cam, rau lá xanh,...
Tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ, thì quá trình hình thành sẹo sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo vết mổ sau sinh không để lại sẹo, mẹ cần tránh các loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,... Đây đều là những thực phẩm có thể gây thâm sẹo, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
3. Vận động nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi
Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ sợ vận động sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, trên thực tế, khi mẹ thực hiện các động tác nhẹ nhàng không những đẩy nhanh quá trình phục hồi mà còn tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Trước hết, khi vết mổ chưa khô, thì mẹ nên luyện tập cử động tay chân, với các động tác đơn giản như việc nắm chặt hoặc bóp tay, chân, gấp duỗi tay chân, để giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Sau đó, khi đã khỏe hơn một chút, mẹ nên tập đi lại, vận động và tập các bài nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mình. Tuy nhiên không vận động hay tập thể dục quá mức ảnh hưởng đến sự lành vết mổ hoặc nguy cơ bung chỉ vết mổ.
4. Chăm sóc sản phụ trong khách sạn hậu sản có gì đặc biệt?
Tại khách sạn hậu sản, mẹ sẽ được chăm sóc và vệ sinh vết mổ theo đúng tiêu chuẩn y khoa. Đồng thời, mẹ cũng sẽ nhận được sự hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, tại đây, mẹ sẽ được chăm sóc vết mổ qua các dịch vụ như:
-
Theo dõi vết mổ và chăm sóc chuẩn y khoa: Đội ngũ y tá chuyên nghiệp sẽ theo dõi và kiểm tra vết mổ thường xuyên. Đảm bảo phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các biến chứng có thể xảy ra.
-
Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng: Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng cùng các đầu bếp hàng đầu, thiết kế thực đơn riêng, phù hợp với khẩu vị của mẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
-
Hỗ trợ tâm lý: Đội ngũ chăm sóc không chỉ chú trọng đến sức khỏe thể chất mà còn chú trọng tới tinh thần của mẹ. Những hoạt động như thiền, yoga, hoặc các buổi trò chuyện với chuyên gia tâm lý giúp mẹ giảm lo âu và căng thẳng trong giai đoạn này.
Chăm sóc vết mổ sau sinh là một phần không thể thiếu trong hành trình hồi phục sức khỏe của mẹ. Để vết mổ nhanh lành và không để lại sẹo, thì việc chăm sóc cần được thực hiện đúng cách và khoa học. Mẹ cần thường xuyên theo dõi vết mổ, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn.
Nội dung được kiểm duyệt bởi:
Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh
BS CKII - Khoa Phụ sảnNguyên Trưởng Khoa Phụ Sản BV ĐK Quảng Nam. Hiện tại là Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ Sản - BV ĐK Quảng Nam - Bệnh viện thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc năm 2019
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha