Nội dung chính
-
Trong thời gian mang thai:
-
Khi mang thai, nhau thai tiết ra các hoocmon lactogen, progesterone và tuyến yên trước tiết ra prolactin kích thích mô tuyến tăng trưởng, chuẩn bị cho các nang sữa sản xuất ra sữa.
-
Nhìn chung khi mang thai bầu ngực trở nên mềm mại, to ra, còn màu sắc núm vú và quầng vú cũng thay đổi. Các nốt sần trên quầng vú trở nên to hơn và rõ hơn, gọi là tuyến Montgomery. Nó tiết ra chất dầu bôi trơn núm vú, ngăn ngừa khô, nứt và nhiễm trùng khi mẹ cho bé bú.
-
Sau khi sinh:
Sau khi em bé sinh ra, nhau thai cũng được đẩy ra khỏi cơ thể, do đó lượng progesterone giảm xuống, cho phép hormone prolactin bắt đầu hoạt động. Lúc này, prolactin “phát tín hiệu” cho bầu ngực biết rằng đã đến lúc cần sản xuất một lượng sữa nhiều hơn:
-
Ban đầu, sữa non được tiết ra có màu vàng nhạt, chứa nhiều tế bào miễn dịch và kháng thể, và ít chất béo. Sữa non có tác dụng nhuận tràng, giúp bé thải ra phân xu nhanh hớn, làm giảm vàng da sau sinh.
-
Từ ngày 3- 7, sữa mẹ tăng dần về số lượng và tính chất sữa thay đổi dần, lượng protein giảm dần trong khi lactose và lượng chất béo tăng dần để phù hợp với nhu cầu của trẻ, gọi là sữa chuyển tiếp.
-
Từ ngày thứ 7 trở đi , các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ ổn định hơn. Số lượng sữa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ, tức là số lần trẻ bú trong ngày.
-
Cơ chế tiết sữa:
-
Có 2 loại hóc môn chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình tạo tiết sữa và đưa sữa ra ngoài là: Prolactin và Oxytocin.
-
Việc sản xuất sữa được kích hoạt bởi hormone Prolactin - được tiết ra trong cơ thể mẹ khi trẻ bú mẹ. Vì vậy, trẻ bú càng nhiều thì lượng sữa tiết ra càng nhiều.
-
Khi bé bú, miệng, lưỡi bé tiếp xúc với núm vú và quầng vú, các xung động cảm giác sẽ từ núm vú lên não kích thích tuyến yên bài tiết ra hóc-môn Oxytoxin. Hormon Oxytocin có tác dụng co các tế bào cơ làm các nang sữa và ống dẫn sữa co bóp đẩy sữa vào các xoang sữa (nằm dưới quầng đen của vú) và chảy ra ngoài từ các lỗ nhỏ ở núm vú. Đây là thời điểm sữa được vận chuyển từ vú mẹ ra ngoài ( hay còn được gọi là phản xạ xuống sữa)
-
Những yếu tố tăng cường/ức chế phản xạ xuống sữa:
Phản xạ xuống sữa hay còn gọi là phản xạ Oxytocin. Nên những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ sẽ có tác động lớn trong việc kích thích tuyến yên bài tiết ra hóc môn Oxytocin.
- Yếu tố tăng cường phản xạ xuống sữa:
- Người mẹ không cảm thấy đau
- Tiếp xúc da kề da với bé
- Quan sát, lắng nghe, ngửi và âu yếm bé
- Bé bú hiệu quả
- Cảm thấy tự tin
- Cảm thấy thư giãn
- Nghĩ ngơi đủ
- Yếu tố ức chế phản xạ xuống sữa:
- Có cơn đau
- Xa cách khỏi bé
- Bé bú không hiệu quả
- Thiếu tự tin
- Cảm xúc tiêu cực và lo lắng
- Cảm thấy mệt mỏi
Trong trường hợp mẹ có các yếu tố gây ức chế phản xạ xuống sữa, hãy cố gắng nghỉ ngơi thư giãn và liên hệ nhân viên y tế hoặc chuyên gia để được hỗ trợ.
Mẹ có thể sử dụng các phương pháp sau để kích thích phản xạ xuống sữa trước khi cho con bú trực tiếp hoặc vắt sữa:
1. Uống 1 cốc sữa ấm hoặc 1 ly nước ấm trước khi cho bú/ vắt khoảng 10 phút
2. Tiếp xúc da-kề-da với bé
3. Chườm ấm lên 2 bầu vú (ít nhất 3 phút)
4. Massage ngực, massage lưng.
Nội dung được kiểm duyệt bởi:
BSCKI. Lê Phạm Anh Vy
Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIHTrưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha