App
 

Sốt co giật ở trẻ em và những điều ba mẹ cần lưu ý

Sốt co giật ở trẻ em và những điều ba mẹ cần lưu ý

16.12.2022 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Ba mẹ thân mến, sốt co giật ở trẻ em thường gặp ở giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ bị sốt co giật, ba mẹ cần có kỹ năng xử lý đúng cách và kịp thời. Hãy cùng Momby tìm hiểu chi tiết các điều ba mẹ cần lưu ý khi trẻ sốt co giật qua bài viết sau nhé


Hiện tượng trẻ sốt co giật

Co giật do sốt thường hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 3-5% ở trẻ em. Trẻ nhỏ thường bị sốt cao co giật là vì bộ não của trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh, do đó khá nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể kích thích bộ não gây nên tình trạng co giật.

hinh-anh-sot-co-giat-o-tre-em-va-nhung-dieu-ba-me-can-luu-y-82-0

Ta có thể phân loại các dạng co giật như sau:

- Co giật do sốt đơn thuần xảy ra ở trẻ không có bất thường hệ thần kinh. Đây là cơn co giật toàn thể, thời gian dưới 15 phút.

Advertisement

- Co giật do sốt phức tạp: khi có một trong các biểu hiện sau:

- Co giật cục bộ hoặc khởi phát cục bộ.

- Thời gian có giật kéo dài trên 15 phút.

- Không phục hồi hoàn toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ.

- Tái phát các cơn co giật trong đợt sốt.

- Trạng thái động kinh do sốt: Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút.

Ba mẹ lưu ý rằng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần thận trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Biểu hiện co giật khi trẻ sốt cao

khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37.5 độ C được xác định là sốt. Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng - co giật do sốt hoặc do các nguyên nhân khác.

hinh-anh-sot-co-giat-o-tre-em-va-nhung-dieu-ba-me-can-luu-y-82-1

Co giật do sốt là tất cả các cơn co giật đều xảy ra khi có sốt., thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi và không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương và rối loạn chuyển hóa cấp tính. Có 2 loại co giật do sốt loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp.

- Cơn co giật đơn giản là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ. Thời gian co giật dưới 15 phút. Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.

- Co giật do sốt thể phức tạp là co giật khu trú. Thời gian cơn giật kéo dài < 15 phút. Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.

Trong cơn co giật, trẻ có thể bị sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Trẻ có thể có các cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và tứ chi: Co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hay mất não hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.

- Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: Chu miệng, nhai…

- Cử động bất thường ở mắt: Nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystagmus,…

- Hệ thần kinh thực vật: Cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Ba mẹ thân mến, xử trí cơn co giật là một kỹ năng thiết yếu mà ba mẹ cần nắm được để có thể tự tin xử lý khi trẻ có cơn co giật.

Khi trẻ bị co giật, ba mẹ để trẻ nằm yên, tránh kích thích, đặt đầu trẻ nghiêng bên phải, nới rộng quần áo, thở oxy nếu cơn giật kéo dài trên 5 phút hoặc có tình trạng thiếu oxy, nhanh chóng lấy nhiệt độ và các chỉ số sinh tồn.

hinh-anh-sot-co-giat-o-tre-em-va-nhung-dieu-ba-me-can-luu-y-82-2

Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, ba mẹ hãy cho trẻ dùng hạ sốt bằng thuốc hạ sốt đặt hậu môn (Efferalgan viên đặt hậu môn) với liều 15mg/kg/1 lần nếu trẻ sốt hơn 38,5 độ C, chườm nước ấm cho trẻ ở trán, nách, bẹn giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn. Sau đó, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế được để được cấp cứu kịp thời. Ở bệnh viện, trong trường hợp cơn co giật kéo dài có thể thụt Diazepam 0,5mg/kg theo đường hậu môn hoặc 0,2-0,3mg/kg đường tiêm tĩnh mạch chậm. Hoặc sử dụng Midazolam 0,1mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch chậm.

 hinh-anh-sot-co-giat-o-tre-em-va-nhung-dieu-ba-me-can-luu-y-82-3

Sốt co giật là một bệnh lý lành tính, tuy nhiên điều trị dự phòng ngoài đợt sốt cũng hết sức quan trọng, ba mẹ cần kiểm soát tốt tình trạng tăng thân nhiệt của trẻ, tránh để trẻ sốt quá cao. Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định. Một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật cao có thể cân nhắc sử dụng.

Đừng quên subscribe/ follow các kênh của Momby để theo dõi các thông tin cần thiết khác dành cho ba mẹ bầu và ba mẹ bỉm. Cài đặt ngay Momby trên App Store và Google Play ba mẹ nhé.!

Fanpage: https://www.facebook.com/momby.official

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mombyofficial/video/7172128751852162305?is_copy_url=1&is_from_webapp=v1

Youtube: https://www.youtube.com/@MombyOfficial


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Sốt co giật ở trẻ em và những điều ba mẹ cần lưu ý

Tổng số sao của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3.0 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha