App
 

Những vấn đề mẹ bỉm thường gặp trong thời kỳ hậu sản

Những vấn đề mẹ bỉm thường gặp trong thời kỳ hậu sản

30.06.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Sau sinh, cơ thể mẹ sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi đáng kể. Biết được những vấn đề thường gặp sau sinh con sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần sau khi mang thai.


Sau sinh, cơ thể mẹ sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi đáng kể. Biết được những vấn đề thường gặp sau sinh con sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần sau khi mang thai. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Momby sẽ chia sẻ một số vấn đề cũng những quan niệm sai lầm mà mẹ bỉm thường gặp trong thời kỳ hậu sản. 

hinh-anh-nhung-van-de-me-bim-thuong-gap-trong-thoi-ky-hau-san-437-0
Một số vấn đề mà mẹ thường gặp sau sinh
  • Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần sau sinh. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể người mẹ sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi sinh, đặc biệt là cơ quan sinh dục.

  • Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn khó khăn khi mẹ phải chịu nhiều thay đổi về thể chất, xã hội và tâm lý do sự thay đổi nội tiết tố của mình và đồng thời học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài việc vui vẻ và phấn khích sau khi trải qua quá trình mang thai thì đây cũng là thời gian thách thức người phụ nữ đối mặt với rất nhiều khó khăn sau sanh như thiếu ngủ, mệt mỏi, đau đớn, khó khăn trong việc cho con bú, căng thẳng.

Vì những lý do đó thời gian hậu sản rất quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé.

Advertisement
hinh-anh-nhung-van-de-me-bim-thuong-gap-trong-thoi-ky-hau-san-437-1
Hậu sản sau sinh là gì?

Sau sinh, mẹ có thể gặp một loạt các vấn sau đây. Tuy nhiên, mỗi người có những biểu hiện riêng và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Cụ thể là: 

Đau vùng cơ quan sinh dục: 

  • Khi sinh thường, em bé đi qua ống âm đạo có thể gây rách hoặc được bác sĩ cắt tầng sinh môn để sinh dễ dàng hơn. Vết may tầng sinh môn sẽ làm người mẹ đau ở những ngày đầu tiên, tùy vào vết cắt ít hay nhiều và mức độ chịu đau của mẹ. 

  • Mẹ có thể giảm đau bằng cách dùng thuốc giảm đau bác sĩ kê đơn hoặc chườm lạnh, giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo.

Sản dịch tiết ra nhiều: 

  • Thường sẽ tiết nhiều trong 3-4 ngày đầu sau sinh, sau đó sẽ sệt và ít dần.

  • Màu sắc thay đổi sang nâu nhạt, sau khoảng 10-12 ngày thì dịch này sẽ đổi thành màu trắng vàng.

  • Thường sản phụ sẽ thấy tiết sản dịch nhiều hơn khi cho con bú và sáng thức dậy. Nếu sản dịch ra nhiều (1 giờ mà ướt đẫm băng vệ sinh) thì nên đi khám lại ngay.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

  • Mẹ bỉm tăng cân nhiều khi mang thai sẽ có xu hướng giảm cân khó khăn hơn, đồng thời tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type 2 trong tương lai. 

  • Mẹ không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn mà nên tiếp tục thói quen ăn uống bình thường. 

  • Mẹ cho con bú cần uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm 500Kcal mỗi ngày so với lúc mang thai. 

Chế độ luyện tập không khoa học:

  • Tránh hoạt động nặng trong 2-3 tuần đầu sau sinh, bắt đầu tập thể dục lại với các bài tập từ nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga nhẹ nhàng và dần dần trở lại tập bình thường.

Căng sữa: 

  • Hầu hết mẹ bỉm thường cảm thấy ngực đầy đặn, căng tức sau khi sinh.

  • Để tránh tình trạng căng sữa mẹ nên cho bé bú thường xuyên cả hai bên vú. Dùng khăn ấm hoặc tắm bằng nước ấm. Có thể chườm khăn lạnh giữa các cữ bú để giảm đau. 

  • Đối với mẹ bỉm không cho con bú nên chườm lạnh, sử dụng dụng cụ hỗ trợ cố định bầu ngực, uống thuốc giảm đau khi cần thiết, có thể hút sữa bằng máy hoặc vắt bằng tay.

Bí tiểu và táo bón sau sanh: 

  • Đây là một trong những tình trạng thường gặp sau sinh. Mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tăng kích thích hoạt động của nhu động ruột và uống nhiều nước. 

  • Nếu tình trạng bí tiểu và táo bón nặng làm đau hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mẹ thì nên đi khám Bác sĩ ngay. 

Giảm ham muốn quan hệ tình dục:

  • Ham muốn tình dục có thể giảm sau sinh vì lượng hormone Estrogen giảm, điều này có thể kéo dài 1 năm sau sanh đặc biệt là ở mẹ cho con bú. 

  • Lưu ý: quan hệ vợ chồng nên đợi cho vùng tầng sinh môn lành hẳn, thường từ 4-6 tuần sau sinh. 

Tránh thai: 

  • Mẹ cần sử dụng biện pháp tránh thai khi bắt đầu quan hệ tình dục lại.

  • Tùy thuộc vào nhu cầu tránh thai lâu dài hay ngắn hạn, việc nuôi con bằng sữa mẹ, có bệnh lý gì kèm theo hay không,…thì sẽ có những phương pháp tránh thai phù hợp khác nhau. 

  • Điều này thường sẽ được bác sĩ phụ sản đề cập và hướng dẫn vào lần tái khám đầu tiên sau sinh.

hinh-anh-nhung-van-de-me-bim-thuong-gap-trong-thoi-ky-hau-san-437-2
Top 8 vấn đề mẹ bỉm thường gặp trong thời kỳ hậu sản

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, sau đây là một số quan niệm sai lầm mà mẹ bỉm cần nên tránh:

Nằm than: 

  • Đây là một tập tục đã có từ lâu đời, hiện nay đã giảm nhưng vẫn còn một số mẹ nằm than với mục đích giữ ấm hoặc nghĩ nằm than sẽ mau khỏe, máu huyết lưu thông tốt hơn. 

  • Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì nằm than có thể đưa người mẹ đối mặt với một số nguy cơ như: băng huyết, ngộ độc khí CO hoặc CO­­­­­2, hỏa hoạn, hoặc bị phỏng, không vệ sinh…

Mẹ không vận động: 

  • Điều này sẽ làm cho mẹ dễ bị bế sản dịch, thuyên tắc huyết khối, dính ruột (đặc biệt những trường hợp sản phụ sanh mổ), nhu động ruột kém dẫn đến táo bón, tiêu hóa kém. 

  • Bởi vậy, sau sinh mẹ đừng ngại đau đớn, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và cố gắng vận động sớm một cách nhẹ nhàng để nhanh hồi phục. 

Mẹ không tắm rửa: 

  • Phụ nữ sau sinh khi trải qua một cuộc gắng sức, mất rất nhiều năng lượng, ra nhiều mồ hôi. 

  • Bên cạnh đó cơ quan sinh dục của người mẹ luôn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

  • Vì thế nếu không tắm rửa, vệ sinh không tốt sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Kiêng đọc báo, kiêng xem tivi: 

  • Đây cũng là một quan niệm không đúng, bởi mẹ bỉm vẫn có thể giải trí vào thời gian hợp lý.

  • Ngoài ra còn có một số quan niệm sai lầm khác gây hậu quả không tốt cho mẹ sau sinh như: kiêng đánh răng, kiêng gội đầu, kiêng chải đầu, kiêng nói chuyện…

Để tránh mang lại những hậu quả không đáng có từ những sai lầm trên, trước và sau khi sinh mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sản phụ khoa để biết chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý và khoa học mẹ nhé! Momby chúc mẹ khỏe mạnh, tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc hạnh phúc bên con!


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh

BS CKII - Khoa Phụ sản

Nguyên Trưởng Khoa Phụ Sản BV ĐK Quảng Nam. Hiện tại là Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ Sản - BV ĐK Quảng Nam - Bệnh viện thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc năm 2019


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Những vấn đề mẹ bỉm thường gặp trong thời kỳ hậu sản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha