App
 

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tại nhà

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tại nhà

08.06.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Hăm tã ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến xảy ra khi tã không được thay, bị ướt, da cọ xát nhiều lần hoặc chất lượng tã không đảm bảo. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc.


Hăm tã ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến xảy ra khi tã không được thay, bị ướt, da cọ xát nhiều lần hoặc chất lượng tã không đảm bảo. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Vậy làm cách nào để trị hăm cho bé? Hãy cùng Momby tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

hinh-anh-ham-ta-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-khac-phuc-tai-nha-430-0
Tình trạng hăm tã ở trẻ

Hăm tã có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Ba mẹ đóng tã sai cách, quá chặt khiến trẻ đi lại khó khăn. Da trẻ cọ xát tã nhiều, hăm da vùng mông rộng.

  • Ba mẹ mua phải tã giả, tã không thương hiệu. Hóa chất tồn đọng trong tã, chất liệu tã gây kích ứng mạnh da em bé.

    Advertisement
  • Bé bị tiêu chảy, đi nặng nhiều lần. Mẹ không kịp lau chùi vệ sinh cho bé, khiến bé hăm tã nhanh.

  • Mẹ dùng khăn ướt lau vệ sinh da có chứa thành phần gây kích ứng da bé. 

  • Mẹ để cả ngày mới thay tã cho bé. Bé đi vệ sinh lượng lớn mới thay. Da vùng tã tiếp xúc với nước tiểu, phân càng lâu càng dễ gây tình trạng hăm da ở trẻ. 

  • Mẹ lau rửa không sạch sau mỗi lần con đi vệ sinh. Nguyên nhân này ít gặp nhưng không phải không có.

Để khắc phục tình trạng hăm tã đúng cách, ba mẹ cần phải nhận biết chính xác tình trạng hiện tại của con. Một số dấu hiệu để nhận biết hăm tã ở trẻ vô cùng đơn giản như:

  • Đỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai.

  • Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau đó lan dần ra tới mông, đùi.

  • Nặng hơn nữa là phần da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.

  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và gây khó chịu ở trẻ nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

  • Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ.

Để xử lý vấn đề hăm tã ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số việc như sau:

  • Ba mẹ vệ sinh phần mông và bẹn bằng nước sạch, xà phòng chuyên dùng cho trẻ nhỏ để loại bỏ vi khuẩn.

  • Dùng khăn mềm lau khô da bé một cách thật nhẹ nhàng. 

  • Sử dụng kem thuốc đặc trị hăm tã ở những vùng da mông và bẹn chỉ với một lớp mỏng. 

  • Ba mẹ ưu tiên chọn tã cho bé chất liệu mềm mại, an toàn, đúng kích thước

Để cải thiện tình trạng hăm tã của bé, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc da cho bé đúng cách tại nhà nhé!

  • Khi bé bị hăm cần giữ da luôn khô thoáng, sạch sẽ bằng cách tắm cho trẻ bằng xà bông có tính sát khuẩn nhẹ, tránh chà xát trên vùng da bị tổn thương, dùng khăn mềm lau khô người trước khi quấn tã cho trẻ.

  • Cần lưu ý chọn tã có kích thước phù hợp với độ tuổi bé, tránh quấn tã quá chặt vì sẽ làm trẻ không thoải mái và cản trở sự thoát hơi. Để da trẻ luôn thông thoáng, cần cố gắng hạn chế cho trẻ mặc tã, chỉ sử dụng tã khi thật sự cần thiết (khi bé ngủ vào ban đêm, đưa bé ra ngoài hay đi chơi xa…)

  • Nếu tình trạng hăm tã xuất hiện khi sử dụng một loại tã mới hay dùng xà phòng và bột giặt mới để tắm và giặt tã cho trẻ. Ba mẹ cần phải lựa chọn tã, xà phòng và bột giặt khác.

  • Dùng nước trà xanh để tắm cho bé hay thoa một số loại kem có chứa kẽm, steroids và chất kháng nấm sẽ cải thiện đáng kể tình trạng hăm tã của trẻ.

  • Nếu trẻ bị hăm nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng, bên cạnh những thuốc thoa, trẻ cần được uống kháng sinh và một số thuốc đặc trị khác. Tuy vậy, không nên lạm dụng những loại thuốc này mà ba mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ ba mẹ nhé!

hinh-anh-ham-ta-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-khac-phuc-tai-nha-430-1
Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng hăm tã tại nhà

Hi vọng rằng, với những thông tin mà Momby vừa chia sẻ đã giúp ba mẹ tích lũy được nhiều kiến thức cần thiết, giúp việc chăm sóc và khắc phục tình trạng hăm tã cho bé đúng cách và hiệu quả hơn tại nhà!

 


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh

BS CKII - Khoa Phụ sản

Nguyên Trưởng Khoa Phụ Sản BV ĐK Quảng Nam. Hiện tại là Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ Sản - BV ĐK Quảng Nam - Bệnh viện thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc năm 2019


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tại nhà

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha