App
 

Giải phẫu vú và Cách bế đỡ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng.

Giải phẫu vú và Cách bế đỡ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng.

17.06.2024 Chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ

Hiểu biết về giải phẫu của vú và kỹ thuật bế đỡ trẻ ngậm bắt vú sao cho đúng cách là nền tảng quan trọng giúp quá trình cho con bú diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.


Hiểu biết về giải phẫu của vú và kỹ thuật bế đỡ trẻ ngậm bắt vú sao cho đúng cách là nền tảng quan trọng giúp quá trình cho con bú diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Việc cho con bú là một kỹ năng mà cả mẹ và bé cần phải học hỏi và thích nghi. Để trẻ có thể bắt vú đúng cách không chỉ giúp đảm bảo bé hấp thụ đủ lượng sữa mẹ cần thiết mà còn giảm thiểu những khó khăn cho người mẹ trong suốt quá trình này.
 

Giải phẫu vú.

hinh-anh-giai-phau-vu-va-cach-be-do-va-giup-tre-ngam-bat-vu-dung-485-0

Vú mẹ bao gồm núm vú, các ống dẫn sữa và các tế bào tuyền sửa. Ngay sau núm vú là quầng vú có nhiều tuyến tiết các chất nhầy có tác dụng bảo vệ, giúp núm vú luôn mềm mại.
• Sữa được tạo ra từ các tế bào tuyến sữa đi vào các ống dẫn sữa nhỏ xuống ông sữa lớn và tập trung ở phần quầng đen của vú theo cơ chế:
• Khi trẻ mút vú mẹ tạo ra phản xạ thần kinh từ não bộ giúp tạo ra hóc môn tạo sữa (Prolactin và Oxytocin). Prolactin kích thích các tế bào tuyến sữa tạo ra sữa và hóc môn phun sữa, khi oxytocin tiết ra sẽ giúp các ống tuyến co bóp đẩy sữa ra từ các ống dẫn sữa
• Khi và mẹ căng sữa não bộ sẽ “tạo tín hiệu” ngừng sản xuất sữa. Sữa chỉ tiếp tục sinh ra (theo cơ chế nếu ở trên) khi bầu vú xẹp xuống do trẻ bú hoặc vắt sữa.
• Trong trường hợp bầu sữa bị căng lâu (nhiều giờ), khả năng tạo sữa giảm dần. Nếu để căng quá lâu (vài ngày) vú sẽ ngừng sản xuất sữa vĩnh viễn. Nếu muốn duy trì nguồn sữa mẹ, bạn không nên để sữa căng quá lâu trong bầu vú.
• Đó chính là lý do khiến chúng tôi khẳng định “Trẻ càng bú nhiều (hoặc vắt sữa càng nhiều) thì sữa mẹ càng được tiết ra nhiều hơn".
• Hiểu rõ cấu tạo của vú khi cho trẻ bú bà mẹ cần giúp trẻ ngậm sâu hết núm vú vào đến quầng đen để khi trẻ mứt, áp lực tác động trực tiếp vào các ống sửa tập trung ở đây giúp trẻ sẽ nhận được nhiều sữa hơn mà không tốn sức.
Cách vắt sữa cho mẹ:
  • Đắp khăn ấm lên vú và mát xa nhẹ nhàng bầu và giúp vú mềm mại và sữa được dồn xuống các ống sữa lớn tập trung ở quầng đen của vú
  • Đặt ngón cái đặt vào quầng đen phía trên núm vú, ngón trỏ vào quầng đen phía dưới, đối diện với ngón cái. Các ngón tay còn lại áp vào thành ngực đỡ phía dưới bầu vú. Ấn ngón cái và ngón trỏ vào quầng đen ép vào phía thành ngực. Ép ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào các xoang chứa sữa ở phía dưới quầng đen; bóp vào rồi thả ra, bóp vào rồi thả ra nhẹ nhàng như nhịp bú của trẻ. Sau khi ấn vài lần sữa sẽ chảy ra và có thể chảy thành dòng nếu phản xạ oxytocin (phản xạ phun sữa) có hiệu quả. • -
  • Từ từ ấn xung quanh quầng vú từ phía để đảm bảo lực ép tác động lên mọi điểm của các ống dẫn sữa nằm dưới quầng đen để vắt được sữa từ hết các phần của bầu vú.
Lưu ý: Vì các ống dẫn sữa lớn nằm ở phần quầng đen của vú nên khi vắt sữa, chú ý ép vào phần quầng đen của vú, không bóp mạnh vào phần bầu vú hoặc núm vú.
 

Cách bế đỡ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng.

hinh-anh-giai-phau-vu-va-cach-be-do-va-giup-tre-ngam-bat-vu-dung-485-1

Rất nhiều bà mẹ cho rằng họ không có đủ sữa cho con bú. Để tiết ra được nhiều sữa, bạn cần phải biết cách cho con bạn ngậm bắt vú đúng cách . Hãy nhớ rằng: “khi trẻ càng ngậm mút vú mẹ nhiều, thì sữa mẹ sẽ càng tiết ra nhiều hơn”.
Để chắc chắn rằng con bạn được đặt vào vú đúng cách, hãy chú ý 4 điểm then chốt sau:
• Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng
•Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ
• Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú
• Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mồng trẻ
Để chắc chắn con bạn ngậm bắt vú đúng cách, hãy đảm bảo rằng:
• Miệng trẻ ngậm sâu vào phần quầng đen của vú, mẹ sẽ nhìn thấy quầng vú phía trên nhiều hơn quầng vú phía dưới
• Miệng trẻ mở rộng
• Môi dưới của trẻ hướng ra ngoài
• Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
Một số điểm cần chú ý:
• Bạn hãy chạm núm vú vào mỗi trẻ để kích thích phản xạ giúp trẻ mở rộng miệng, khi trẻ mở rộng miệng thì đưa núm vú vào miệng trẻ. Miệng trẻ sẽ phải ngậm sâu vào phần quàng đen của vú chứ không chỉ ngậm vào núm vú.
• Bạn bế sát con vào người mình chứ không chúi người về phía trẻ.
 
Nội dung bản quyền Momby sử dụng thông qua sự đồng ý từ Alive & Thrive.
Momby đồng hành cùng Alive & Thrive nhằm cung cấp nguồn thông tin chính thống và hữu ích về Nuôi con sữa mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Giải phẫu vú và Cách bế đỡ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng.

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha