App
 

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm và các lưu ý ba mẹ cần ghi nhớ

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm và các lưu ý ba mẹ cần ghi nhớ

01.02.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Cùng Momby lưu ý những thông tin quan trọng khi cho trẻ ăn dặm, ba mẹ nhé!


Thực phẩm nào cần tránh khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Khi xác định được thời điểm vàng cho trẻ ăn dặm, ba mẹ sẽ cần trang bị kiến thức đầy đủ để giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong giai đoạn này!

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 6 trở đi cần kết hợp thêm chế độ ăn dặm hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của con mẹ nhé.

hinh-anh-giai-doan-be-bat-dau-an-dam-va-cac-luu-y-ba-me-can-ghi-nho-92-0

Advertisement

Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và Doti hiểu rằng ba mẹ cũng băn khoăn nhiều về việc chuẩn bị bữa ăn cho con, thực phẩm nào nên dùng và thực phẩm nào không nên dùng. Vậy ba mẹ hãy cùng Doti ghi nhớ những thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm nhé:
- Sữa bò và sữa đậu nành: Một trong những điều khác biệt rõ nhất của sữa mẹ và sữa bò đó là protein. Trong khi protein của sữa mẹ có tới 80% là lactalbumin (một loại protein có trọng lượng phân tử thấp), khi vào đến dạ dày, lactalbumin tủa thành các phân tử nhỏ, tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, thì trái lại, protein chủ yếu trong sữa bò là casein , khi vào dạ dày kết tủa thành phân tử lớn, khó tiêu hóa và hấp thu. Sữa bò có thể dùng cho trẻ trên 1 tuổi.
- Mật ong: Trong mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của người lớn đã hoàn thiện có thể đáp ứng được với những tác động từ vi khuẩn nhưng cơ thể trẻ em thì hoàn toàn không được như vậy. Vì vậy, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi.
- Các loại quả tiết acid (ví dụ như cam, chanh,...), đồ ăn cay nóng: Acid do các loại quả này tiết ra có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày của trẻ.
- Các loại hạt, đậu phộng, kẹo cứng, …: có thể rơi xuống khí quản, làm tắc nghẽn đường thở của trẻ.
- Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá mập.
- Về việc cho trẻ ăn hải sản sớm hiện tại còn nhiều ý kiến. Đa số các chuyên gia cho rằng nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi để tránh dị ứng, còn về phía khác cho rằng việc cho ăn hải sản sớm hay muộn không ảnh hưởng đến việc dị ứng ở trẻ do liên quan đến vấn đề cơ địa vốn có, dù ở tuổi nào thì phản ứng cũng sẽ phát sinh.

Dinh dưỡng cho bé khi ăn dặm cần chú ý nguyên tắc gì?

hinh-anh-giai-doan-be-bat-dau-an-dam-va-cac-luu-y-ba-me-can-ghi-nho-92-1

Về chế độ ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, trước hết, bố mẹ cần chú một số nguyên tắc cơ bản sau đây: 
- Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Nhóm tinh bột (gạo, hạt sen, đậu xanh,...); nhóm chất đạm (thịt, lòng đỏ trứng,...); nhóm chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật); nhóm vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả) ăn không quá 2 tuần.
Trước bữa ăn không nên cho bé ăn vặt, ăn bánh ăn dặm hay uống nước ngọt vì bé sẽ giảm ăn ở bữa chính và ảnh hưởng.
- Thức ăn nên cho ăn loãng trước rồi đặc dần, tăng dần về hàm lượng, tăng dần về số bữa để trẻ làm quen với chế độ ăn. Thời gian ăn làm quen tới hàm lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho sự phát triển của bé. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trên, bố mẹ có thể áp dụng công thức cụ thể sau đây của Doti để chuẩn bị bữa ăn cho con dễ dàng hơn:
- Tiếp tục cho bú mẹ
- Ngày cho trẻ ăn một bữa bột 200ml. Giai đoạn đầu nên ăn bột lỏng (bột 5%) rồi sau đó nấu đặc dần và cũng tăng hàm lượng lên dần.
- Cách nấu bột loãng 5% = 10g bột, 20g thịt, 1 thìa canh nước rau nghiền, 5ml dầu ăn.
- Bổ sung thêm 20ml hoa quả nghiền.
- Đặc biệt, có một điều mà rất nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn đó là thời điểm bỏ dầu ăn vào khi chế biến: chính xác sau khi nấu xong, hỗn hợp nguội dần, vào thời điểm trẻ ăn mới cho dầu ăn vào với mục đích làm đặc hỗn hợp bột và bổ sung toàn vẹn thành phần lipid (bỏ dầu lúc đang nấu ở nhiệt độ cao sẽ không có tác dụng)

hinh-anh-giai-doan-be-bat-dau-an-dam-va-cac-luu-y-ba-me-can-ghi-nho-92-2
Ngoài những vấn đề trên, khi cho bé ăn bố mẹ cũng nên để ý cảm nhận của con, bé thích loại rau củ nào, thịt gì, độ đặc loãng ra sao,...để cải thiện khẩu vị cho bé ba mẹ nhé!

Gia vị cho bé ăn dặm ba mẹ cần lưu ý gì?

hinh-anh-giai-doan-be-bat-dau-an-dam-va-cac-luu-y-ba-me-can-ghi-nho-92-3

 Về việc bổ sung gia vị vào thức ăn dặm: Số lượng chồi vị giác giữa trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi và người lớn là rất khác biệt, ví dụ trẻ có khoảng 10.000 chồi vị giác còn người lớn khoảng 5.000 chồi vị giác, do đó việc dùng lưỡi của cha mẹ thử vị thức ăn cho trẻ là không chính xác. Dùng gia vị không đúng lượng có thể gây rối loạn vị giác, biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của gan, thận đặc biệt là bé dưới 1 tuổi. Vì vậy bé dưới 1 tuổi không dùng muối, đường, bột nêm, nước mắm, nước tương.

hinh-anh-giai-doan-be-bat-dau-an-dam-va-cac-luu-y-ba-me-can-ghi-nho-92-4

Hy vọng với những thông tin Momby đã cung cấp ba mẹ sẽ có được kiến thức chuẩn và hành trang vững vàng cùng con yêu bắt đầu giai đoạn ăn dặm thành công nhé!




 


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm và các lưu ý ba mẹ cần ghi nhớ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha