Nội dung chính
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, gây mù lòa. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ? Hãy cùng Momby tham khảo ngay bài viết sau đây để có hướng xử trí nhanh và an toàn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
- Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em là do siêu vi. Dựa theo kết quả nghiên cứu trong các đợt dịch đầu năm 2023 của Sở Y tế TP.HCM, có 2 nhóm virus gây nên bệnh đau mắt đỏ là Enterovirus và Adenovirus. Phần lớn các ca bệnh do Enterovirus gây ra, chiếm 86%, còn lại là Adenovirus. Bệnh nhân nhiễm bệnh do nhóm virus nào cũng có thể gặp các triệu chứng từ nặng cho đến nhẹ. Tuy nhiên, bệnh do Enterovirus dễ lây nhiễm hơn còn bệnh do Adenovirus có nguy cơ dẫn đến bệnh mãn tính nhiều hơn.
- Bệnh có thể lây lan ngay trước khi có biểu hiện ra bên ngoài. Trong khoảng thời gian mắc bệnh đau mắt đỏ, thậm chí 3 ngày sau khi đã khỏi bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác.
- Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi các tác nhân khác như vi khuẩn (Staphylococcus aureus, cúm Haemophilus, phế cầu khuẩn, bệnh lậu Neisseria, chlamydia trachomatis) hay do virus herpes, kích ứng với thành phần của thuốc nhỏ mắt, dị ứng.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
-
Đỏ mắt: đây là triệu chứng đau mắt đỏ điển hình. Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ ít gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực.
-
Ngứa hoặc cộm ở mắt: người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc khó chịu ở mắt. Các triệu chứng bắt đầu ở một mắt và vài ngày sau sẽ lan sang mắt còn lại.
Advertisement -
Tiết nhiều dịch ở mắt: nước mắt chảy nhiều thường thấy ở người bị đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ tiết dịch mủ màu vàng xanh.
-
Nhạy cảm với ánh sáng: người bệnh có thể nhạy cảm nhẹ với ánh sáng. Hơn nữa, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,… có thể do nhiễm trùng nặng, lan ra ngoài kết mạc và viêm bên trong mắt. Nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
-
Đóng màng, ghèn sau khi thức dậy: mắt tiết dịch và tích tụ lúc ngủ khiến hai mí dính nhau khi thức dậy.
-
Chảy nước mắt: người bệnh thường chảy nhiều nước mắt hơn nếu đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng.
Đau mắt đỏ có lây nhiễm không?
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ bị lây và dễ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và có sự gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bị bệnh. Chính vì vậy các môi trường như công sở, lớp học hay các địa điểm công cộng, …
Cụ thể, đau mắt đỏ có thể lây từ người này sang người khác qua những cách sau:
-
Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường nước mắt ,dịch mắt ....
-
Do chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khóa, ...hoặc có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bàn chải, gối...
-
Do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh
-
Do thói quen hay sờ mũi, miệng, hay dụi mắt
-
Khi người bị đau mắt đỏ nói chuyện hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bọt truyền từ người bệnh sang người lành.
-
Ở những địa điểm công cộng, nơi có mật độ dân cư cao, bệnh càng dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
Top 04 lưu ý quan trọng khi trẻ đau mắt đỏ
Để tránh gây ra những hậu quả không đáng có khi trẻ bị đau mắt đỏ. Ba mẹ cần lưu ý 4 điểm sau đây:
-
Khi trẻ có triệu chứng bất thường ở mắt, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để kịp thời điều trị, tránh biến chứng.
-
Tuyệt đối ba mẹ không được tự điều trị theo cách truyền miệng, hoặc theo trên mạng như: xông các loại lá trầu không, lá dâu tằm; đắp hành củ; nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ…
-
Ba mẹ không tự mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
-
Việc điều trị không đúng bệnh, không đúng thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề, đáng tiếc như: mắt trẻ sẽ bị giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa....
Hướng dẫn cách phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt 5 biện pháp sau:
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
-
Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
-
Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
-
Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và mang khẩu trang.
-
Đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Mặc dù đa số các trường hợp bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là lành tính và có thể khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc. Nhằm tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm không đáng có. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng với khả năng lây lan, tạo dịch đau mắt đỏ cao nên ba mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho trẻ nhé!
Nội dung được kiểm duyệt bởi:
Bác sĩ Nguyễn Thanh Duy
BS CKI. Chuyên Khoa NhiFounder Phòng Khám Nhi Care For Kids
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha