Nội dung chính
Trả lời câu hỏi Cách massage ngực khi bị tắc tia sữa
Khi bị tắc tia sữa ba mẹ có thể thử phương pháp massage vú dưới đây, mẹ nên tự thực hiện để việc massage được thường xuyên và đảm bảo an toàn.
Đầu tiên: Rửa sạch tay và tháo bỏ trang sức trên ngón tay. Vệ sinh toàn bộ bầu vú và nhớ chuẩn bị khăn sạch, cốc sạch để hứng sữa nữa ba mẹ nha.
- Bước 1: Massage đầu vú giúp thông ống dẫn sữa: Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa chụm kẹp núm vú theo phương thẳng đứng, ấn nhẹ rồi rút ra bằng ngón trỏ và ngón giữa, lực ấn do ngón cái và ngón trỏ tạo ra cần được tập trung tại 1 điểm bên dưới núm vú, sau đó dùng ngón cái nhẹ nhàng massage theo hình xoắn ốc quanh quầng vú để lực ấn ảnh hưởng lan rộng theo vòng tròn quanh quầng vú.
- Bước 2: Massage quầng vú: Có tác dụng kích hoạt các xoang sữa ở bên dưới quầng vú, làm thông tia sữa và kích thích sữa đổ về các xoang này sớm hơn. Dùng 1 tay nâng cố định bầu vú và dùng tay kia massage bằng 1 hoặc 2 thao tác sau:
* Thao tác 1: Dùng đốt 2 của ngón trỏ làm trụ giữa núm vú, ngón cái vuốt nhẹ từ bờ ngoài quầng vú tới núm vú và xoay quanh quầng vú. Cần chú ý dùng lực vuốt dồn vào đốt 2 của ngón tay.
* Thao tác 2: Dùng ngón cái làm trụ, ngón trỏ và các ngón còn lại cuộn vào, dùng đốt 2 vuốt nhẹ từ bờ ngoài quầng vú tới núm vú và xoay quanh quầng vú.
- Bước 3: Massage và kích hoạt toàn bộ bầu vú. Ba mẹ có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây:
* Cách 1: Áp dụng khi mẹ nằm: Massage bầu vú bằng 2 tay, dùng cả 2 bàn tay ôm lấy bầu vú, di chuyển bàn tay quanh bầu vú theo hình tròn hướng ra phía ngoài theo chiều kim đồng hồ.
* Cách 2: Áp dụng khi mẹ ngồi: Massage bầu vú bằng cách đặt 1 tay lên phía trên bầu vú, bàn tay kia đặt ôm phía dưới và nâng bầu vú. Hai tay massage theo chiều ngược nhau giúp làm mềm vú và những phần vú bị rắn.
- Bước 4: Vắt sữa sau mỗi chu trình massage.
Ba mẹ lưu ý các thao tác massage vú kéo dài 10-15 phút, lặp đi lặp lại nhiều lần và thực hiện lần lượt từng bên vú, cho tới khi vú mềm, đàn hồi tốt và thấy tiết sữa qua đầu vú. Hãy điều chỉnh tốc độ và lực ấn phù hợp để tránh mẹ bị đau nha.
Nguồn: Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
Được kiểm duyệt bởi Bác sĩ Huỳnh Thị Lệ - Khoa Sơ sinh cấp cứu - Hồi sức tích cực Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha