App
 

5 nguyên tắc ba mẹ cần biết khi bổ sung sắt cho trẻ

5 nguyên tắc ba mẹ cần biết khi bổ sung sắt cho trẻ

08.08.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cũng là thành phần tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.


Ba mẹ hãy cùng Momby tìm hiểu xem khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ. Liều lượng bổ sung hợp lý và các nguyên tắc bổ sung sắt cho trẻ đúng cách ba mẹ cần biết nhé! Nội dung được cố vấn và kiểm duyệt bởi BS CKI. Lê Phạm Anh Vy - Quản lý Dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

Liều lượng khuyến nghị theo Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ

Bổ sung sắt cho bé cần tuân thủ liều lượng khuyến nghị. Liều dùng sắt cho trẻ em ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo như sau:

Việc bổ sung sắt cho trẻ nên bắt đầu từ 4 tháng tuổi khi nguồn dự trữ sụt giảm và nhu cầu sắt của bé tăng lên. Trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, nên trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ nên bổ sung thêm 1 miligam sắt cho mỗi kilogam cân nặng mỗi ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên, trẻ sinh non cần được bổ sung thêm sắt 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày, bắt đầu từ 1 tháng tuổi, tiếp tục đến 12 tháng tuổi. Lượng sắt này được cung cấp đủ trong sữa công thức. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể cho trẻ uống thuốc sắt dạng lỏng, siro cho đến khi trẻ có thể ăn dặm.

Advertisement

hinh-anh-5-nguyen-tac-ba-me-can-biet-khi-bo-sung-sat-cho-tre-443-0

Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi:  Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung chất sắt cho trẻ bằng các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt bò, heo, và các loại hải sản), các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành), và trong các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bó xôi, rau xà lách). Ba mẹ có thể bổ sung sắt dạng thuốc lỏng 11mg/ngày.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo là nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ sắt so với nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Ba mẹ có thể bổ sung sắt 7mg/ngày.

Trẻ từ 4 - 8 tuổi: bổ sung 10mg/ngày

Độ tuổi từ 9 - 13 tuổi bổ sung 8mg/ngày

hinh-anh-5-nguyen-tac-ba-me-can-biet-khi-bo-sung-sat-cho-tre-443-1

Đặc biệt, bé gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn về tình trạng thiếu sắt ở trẻ, khi nào nên bổ sung sắt cho bé cũng như liều lượng bổ sung sắt cho bé, chính xác, cha mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám.

Đặc biệt, Ba mẹ ưu tiên bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà

  • Hải sản: các loại cá, tôm, mực 

  • Các loại đậu và chế phẩm từ đầu như: Đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…

  • Các loại rau có màu xanh đậm: Rau bó xôi, rau xà lách, súp lơ

Tuy nhiên, sự hấp thu sắt qua tá tràng bị hạn chế nên trong các trường hợp các bé ăn uống không đầy đủ, ăn uống kém hoặc suy dinh dưỡng thì bố mẹ nên cân nhắc để bổ sung thêm sắt cho bé.

5 nguyên tắc khi bổ sung sắt cho bé mà ba mẹ cần biết 

hinh-anh-5-nguyen-tac-ba-me-can-biet-khi-bo-sung-sat-cho-tre-443-2

Nguyên tắc thứ 1: Bổ sung sắt lúc bụng đói vì khi đó sắt được hấp thu tối đa. 

-> Vì vậy, nên uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…), có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần.

Nguyên tắc 2: Bố mẹ cần nên kết hợp cho trẻ ăn cùng với các thực phẩm giàu vitamin C -> Bởi vitamin C giúp cơ thể bé tăng cường hấp thụ sắt tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C có thể được tìm thấy trong các loại rau như súp lơ xanh (bông cải xanh), súp lơ trắng, bắp cải, cà chua, trái cây họ cam, chanh, quýt, bưởi, quất (tắc),…và đặc biệt là ổi

Nguyên tắc 3: Tránh dùng thực phẩm làm giảm sự hấp thu sắt

->  Một số thức ăn, có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt.

Nguyên tắc 4: Đánh răng sau khi uống sắt 

-> Vì các dạng thuốc lỏng, siro có khả năng làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong một thời gian dài.

Nguyên tắc 5: Để xa tầm tay trẻ 

-> Vì dễ gây ngộ độc nếu quá liều. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt thường là nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, có máu trong phân….  Các triệu chứng trễ hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông… Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

 


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

5 nguyên tắc ba mẹ cần biết khi bổ sung sắt cho trẻ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha