App
 

3 tác hại của việc thừa đạm đối với trẻ nhỏ

3 tác hại của việc thừa đạm đối với trẻ nhỏ

16.09.2023 Chuyên mục Chăm sóc sau sinh

Nếu cho bé nạp đạm nhiều hơn nhu cầu của bé cũng không tốt, thậm chí còn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến những tác hại cho sức khoẻ của bé.


Vậy hãy cùng Momby tìm hiểu: Nhu cầu đạm hàng ngày của trẻ và các nguy cơ khi trẻ dư thừa đạm. Nội dung được cố vấn và kiểm duyệt bởi BS CKI. Lê Phạm Anh Vy - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

Vai trò của đạm đối với cơ thể của trẻ nhỏ

Đạm hay còn được gọi là protein, là 1 trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Hệ tiêu hoá phân huỷ chất đạm thành các acid amin, các acid amin này được hấp thu vào máu và cũng chia thành 2 loại: đạm thực vật (có trong các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu gà, đậu lăng,...) và đạm động vật (có trong các loại thịt như thịt lợn, gà, bò,.... thủy hải sản như tôm, cua, cá,.... trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa).

hinh-anh-3-tac-hai-cua-viec-thua-dam-doi-voi-tre-nho-448-0

3 tác hại của việc thừa đạm đối với trẻ ăn dặm


         Tổn thương thận
Đạm trong khẩu phần cao hơn nhu cầu cũng có thể làm tăng chuyển hoá có ni tơ trong máu, tăng thải cho gan thận đồng thời có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương và tầm vóc do làm tăng thải canxi qua đường thận - niệu

Advertisement

hinh-anh-3-tac-hai-cua-viec-thua-dam-doi-voi-tre-nho-448-1
         Thừa cân, gây béo phì
Dư thừa đạm đồng nghĩa với dư thừa lượng calo cung cấp cho cơ thể. Đối với những trẻ lười vận động, năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến trẻ béo phì.
        Gây biếng ăn ở trẻ
Đạm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con phát triển và thực hiện những hoạt động thường ngày. Việc cho con hấp thụ quá nhiều đạm khiến cơ thể con luôn dư thừa chất, khiến cho nhu cầu ăn của con giảm. Nếu bố mẹ không hiểu đúng nhu cầu dinh dưỡng của con, thấy con ăn ít, sợ con đói mà ép con ăn sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý. Tuy nhiên, việc cung cấp thừa đạm trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh khác sẽ khiến con rơi vào tình trạng biếng ăn do bệnh lý.

Nhu cầu đạm một ngày của trẻ 


Hàm lượng đạm trong 100g thực phẩm theo từng loại như sau: thịt heo, thịt bò, thịt gà nạc có 20-21g đạm; cá, tôm (chỉ tính phần thịt) 16-18g. Đối với trứng thì 1 quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30g thịt nạc.
Theo nhu cầu khuyến nghị Bộ Y Tế về lượng chất đạm của trẻ nhỏ như sau:
Bé từ 6-12 tháng tuổi cần từ 18-20g đạm một ngày. Trong 100ml sữa mẹ có 1 - 1,2g đạm và nhu cầu khuyến nghị sữa của bé từ 6 - 12 tháng là 800ml sữa mẹ tương ứng với 8g đạm.  Như vậy bé cần 10 - 12g đạm từ thịt/cá tương đương khoảng 40 - 50g thịt/cá chín mỗi ngày

Bé 1-2 tuổi cần 19-20g đạm một ngày. Lượng sữa khuyến nghị của bé cần một ngày là 500 - 600ml sữa mẹ tương ứng 5 - 6g đạm. Vì vậy bé 1 - 2 tuổi chỉ nên ăn 60g thịt/cá chín một ngày là đủ lượng đạm cần cung cấp cho trẻ.
Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé, ba mẹ cần cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn của trẻ.

hinh-anh-3-tac-hai-cua-viec-thua-dam-doi-voi-tre-nho-448-2


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

3 tác hại của việc thừa đạm đối với trẻ nhỏ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha