App
 

Top nguyên nhân khiến bé kém thấp thu, chậm lớn ba mẹ cần biết

Top nguyên nhân khiến bé kém thấp thu, chậm lớn ba mẹ cần biết

04.07.2023 Chuyên mục Cột mốc phát triển của bé

Bé kém hấp thu chậm lớn luôn kéo dài sẽ trở nên đáng ngại khi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé về sau.


Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu, chậm lớn

hinh-anh-top-nguyen-nhan-khien-be-kem-thap-thu-cham-lon-ba-me-can-biet-438-0

Kém hấp thu là sự hấp thu được ít chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn bình thường cho nên có thể bé ăn tốt nhưng vẫn chậm lớn. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, điển hình như:

- Chế độ dinh dưỡng cho bé chưa hợp lý: thiếu hụt một số chất cần thiết cho sự hấp thu và phát triển của bé (vitamin, kẽm, magie, canxi,...). 

- Bé bị rối loạn đường tiêu hóa: do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột khi ăn phải thức ăn ôi thiu, không vệ sinh hoặc dùng thuốc kháng sinh kéo dài. 

Advertisement

- Các bệnh lý về gan, tụy hay ở ống tiêu hóa (viêm dạ dày- tá tràng, hội chứng ruột kích thích,...) làm giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa. Khi bé thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cũng chính là thiếu năng lượng cung cấp cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Lâu dài sẽ kéo theo là suy dinh dưỡng, chậm tăng chiều cao, cân nặng, tư duy và trí tuệ kém phát triển. Hơn nữa hệ miễn dịch cũng suy giảm khiến cho những bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (viêm họng, viêm phổi…) hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…) dễ có cơ hội xuất hiện. 

Cách khắc phục tình trạng trẻ kém hấp thu, chậm lớn

hinh-anh-top-nguyen-nhan-khien-be-kem-thap-thu-cham-lon-ba-me-can-biet-438-1

Ba mẹ thân mến, trong công thức ăn dặm, dù chế biến món gì thì nguyên tắc đầu tiên cần đảm bảo là vẫn phải duy trì đủ 4 nhóm chất cơ bản: Thức ăn cơ bản (ngũ cốc, khoai củ,...); Nhóm giàu vitamin và muối khoáng (như rau, hoa quả,...); nhóm giàu đạm (như thịt, cá, trứng, sữa,...); nhóm giàu năng lượng (dầu, bơ, mỡ, đường). Trong đó vitamin và muối khoáng là nhóm chất vi lượng, tuy cần hàm lượng nhỏ nhưng lại đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên cung cấp những thực phẩm nào để đảm bảo đủ các chất vitamin cùng muối khoáng.

  • Vitamin A: có liên quan tới chức năng thị lực, nhiều trẻ thị lực kém vì thiếu vitamin A. Vitamin A có trong: sữa mẹ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại quả có màu da cam, màu xanh thẫm.
  • Vitamin C: Vitamin C làm chậm sự oxy hóa, đóng vai trò trong việc làm tăng sức bền thành mạch máu. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, xoài, dưa, cà chua, rau xanh, súp lơ,..
  • Vitamin B1: Thiếu vitamin B1 ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới các bệnh lý như suy tim cấp, có thể mất tiếng do thiếu vitamin B1, vấn đề về màng não, thần kinh. Vitamin B1 có nhiều trong gạo, bột mì, các loại hạt, ngũ cốc,...
  • Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò trong sự phát triển hệ xương khớp, phát triển tầm vóc thể chất của trẻ. Thực phẩm giàu vitamin D như các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa như cá hồi, cá thu, cá trích, sữa chua, bơ kem, gan cá,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: đu đủ, xoài, thực phẩm chứa dầu thực vật như ngô, hướng dương; các thực phẩm có màu xanh thẫm như bông cải xanh, măng tây, củ cải, rau chân vịt,... Đảm bảo đủ hàm lượng vitamin và các khoáng chất sẽ giúp trẻ cân đối hàm lượng dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh ba mẹ ạ.

Ba mẹ có thể bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cho bé từ hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa, dầu mỡ, các loại đậu,... bằng nhiều bữa ăn trong ngày với các cách chế biến phù hợp khiến bé cảm thấy vui thích khi ăn. Ngoài ra nên bổ sung những lợi khuẩn từ sữa chua, nước uống lên men, phomat, vitamin từ nước ép, sinh tố, siro để kích thích bé ăn ngon cũng như hấp thu tốt hơn. Dù vậy, giải pháp hiệu quả nhất là ba mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được thăm khám, tư vấn và tìm ra cách điều trị an toàn, khoa học cho chứng kém hấp thu chậm lớn của con ba mẹ nhé!


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Trần Vĩnh Phú

Chuyên khoa Nhi

Chuyên ngành Nhi thần kinh và phát triển Bệnh viện đại học Y Dược Huế - Giảng viên Đại học Y Dược Huế - trực thuộc Đại học Huế, nhóm đại học trọng điểm của quốc gia Việt Nam.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Top nguyên nhân khiến bé kém thấp thu, chậm lớn ba mẹ cần biết

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha