App
 

Bé 4 tuổi

Bé 4 tuổi

18.11.2022 Chuyên mục Cột mốc phát triển của bé

Những điều mà hầu hết các bé 4 tuổi có thể làm


Những điều mà hầu hết các bé 4 tuổi có thể làm

Xã hội và cảm xúc

  • Bé thích làm những điều mới mẻ
  • Bé thích làm (đóng giả) "mẹ" hoặc "ba". Chẳng hạn bé thích đóng vai mẹ đang nấu cơm, thay tã cho em bé
  • Càng ngày bé càng sáng tạo hơn với trò chơi đóng vai, thế vai. Bé có thể đưa ra các tình huống khi hóa thân thành bác sĩ, chú công an, cô giáo hay chú lính cứu hỏa ba mẹ ạ
  • Bé thích chơi cùng những trẻ khác như bạn bè, anh chị hay các em hơn là chơi một mình
  • Bé biết hợp tác cùng những bé khác
  • Thường không thể nói rõ đâu là thật, đâu chỉ là đóng giả, hóa vai
  • Bé sẽ nói về những điều bé thích, những điều mà bé quan tâm

Ngôn ngữ và giao tiếp

  • Bé biết một số quy tắc ngữ pháp căn bản. Chẳng hạn bé sử dụng chính xác các từ ngôi thứ ba như "cô ấy", "chú ấy", "ông", "bà"...
  • Bé có thể hát một bài hát, đọc một bài thơ trong trí nhớ của bé
  • Bé biết kể chuyện
  • Bé có thể nói họ và tên

Nhận thức (học tập, suy nghĩ và giải quyết vấn đề)

  • Bé hiểu về việc đếm số. Chẳng hạn cô giáo yêu cầu bé đếm số táo bé sẽ hiểu đếm táo là làm thế nào dù có thể đếm chưa chính xác
  • Bé cho ba mẹ biết diễn tiếp theo của một câu chuyện trong sách theo suy nghĩ của bé
  • Bé có thể đọc tên một số màu sắc và số đếm
  • Bắt đầu hiểu về thời gian
  • Bé nhớ được các phần của một câu chuyện
  • Bé hiểu thế nào là "giống nhau", "khác nhau"
  • Bé có thể vẽ một người có từ 2-4 bộ phận cơ thể
  • Bé đã có thể sử dụng kéo. Nhưng ba mẹ nhớ chọn loại kéo an toàn với bé nha
  • Bé bắt đầu học viết lại theo mẫu một số chữ cái viết hoa
  • Bé biết chơi trò chơi với bảng hoặc những tấm bài, tấm thẻ

Vận động / Phát triển thể chất

  • Bé có thể nhảy lò cò hoặc đứng trên một chân trong vòng 2 giây
  • Bé bắt được quả bóng mà người khác ném cho mình trong hầu hết số lần chơi
  • Dưới sự giám sát của ngời lớn bé có thể đổ, chia đồ ăn vào ly hay bát đĩa

Nếu bé có những dấu hiệu dưới đây hãy đưa bé đến gặp bác sĩ sớm ba mẹ nha

  • Bé không thể nhảy tại chỗ
  • Bé đánh mất các kỹ năng mà bé đã có
  • Gặp khó khăn khi viết dù là viết nguệch ngoạc
  • Bé không quan tâm, hứng thú với các trò chơi hóa thân, đóng vai
  • Bé bỏ qua, thờ ơ sự hiện diện của những đứa trẻ khác hoặc không có phản ứng với những người bên ngoài gia đình
  • Phản kháng với việc mặc quần áo, ngủ và đi vệ sinh
  • Bé không thể tuân theo những câu mệnh lệnh có ba phần ví dụ ngồi xuống, cởi giày và cất giày vào tủ
  • Bé không hiểu “giống nhau” và “khác nhau”
  • Bé không thể hiện ngôi thứ nhất (con, cháu…) và ngôi thứ hai (ba, mẹ, anh, chị, ông, bà…) một cách chính xác
  • Bé nói không rõ ràng

Những việc mà ba mẹ có thể làm cho cục cưng 4 tuổi của mình

  • Ba mẹ có thể cùng bé chơi trò đóng giả. Hãy để bé làm người chỉ huy và bắt chước hành động của bé ba mẹ nha.
  • Khi cùng bé đọc sách, ba mẹ có thể yêu cầu bé thuật lại những điều đã xảy ra trong câu chuyện trong quá trình đọc
  • Ba mẹ cùng bé nói tên màu sắc trong sách, hình ảnh và đồ vật trong nhà. Đếm các vật dụng thông thường, như số miếng bim bim, bậc thang hoặc toa tàu đồ chơi.
  • Ba mẹ dành thời gian dạy trẻ chơi các trò ngoài trời như trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây ba mẹ nhé
  • Ba mẹ có thể chơi bản nhạc bé ưa thích và nhảy cùng bé. Lần lượt bắt chước động tác của nhau.
  • Ba mẹ thử gợi ý trẻ giả vờ có một sự việc sắp xảy ra có thể khiến trẻ lo lắng, như đi nhà trẻ hoặc ở qua đêm ở nhà ông bà chẳng hạn
  • Ba mẹ đưa ra cho bé các lựa chọn đơn giản bất cứ khi nào ba mẹ có thể nghĩ ra. Ví dụ ba mẹ cho bé chọn đồ mình muốn mặc, đồ chơi hoặc món ăn cho bữa phụ. Giới hạn trong 2 hoặc 3 lựa chọn ba mẹ nhé.
  • Trong khi chơi chung, để con tự giải quyết vấn đề với các bạn ba mẹ nha, nhưng ba mẹ hãy ở gần để giúp đỡ nếu bé cần
  • Ba mẹ khuyến khích bé sử dụng từ ngữ, chia sẻ đồ chơi và hoán đổi lượt chơi cho nhau.
  • Ba mẹ chuẩn bị cho bé những món đồ chơi khơi gợi trí tưởng tượng, như quần áo hóa trang, bộ đồ bếp và các miếng xếp hình.
  • Ba mẹ cố gắng sử dụng đúng ngữ pháp khi nói chuyện với bé. Cố gắng không giản lược câu, hạn chế nói ngọng, nói lắp
  • Sử dụng các từ như “thứ nhất”, “thứ hai” và “cuối cùng” khi nói về hoạt động hàng ngày. Cách diễn đạt này sẽ giúp trẻ học về trình tự các sự kiện ba mẹ ạ.
  • Hãy kiên nhẫn trả lời cặn kẽ các câu hỏi “tại sao” của bé ba mẹ nhé. Nếu ba mẹ không biết câu trả lời, hãy nói “Ba/mẹ không biết” hoặc giúp bé tìm câu trả lời trong sách, trên Internet hoặc từ một người lớn khác.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Bé 4 tuổi

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha

Advertisement
Advertisement
Advertisement