App
 

Bé 1 tuổi

Bé 1 tuổi

18.11.2022 Chuyên mục Cột mốc phát triển của bé

Những điều mà hầu hết các bé 1 tuổi có thể làm


Những điều mà hầu hết các bé 1 tuổi có thể làm

Xã hội và cảm xúc

  • Bé tỏ ra ngại ngùng/ nhút nhát và lo lắng khi tiếp xúc với người lạ
  • Bé có thể khóc khi nhận thấy ba mẹ đang rời đi
  • Bé có những món đồ chơi và những người mà bé yêu thích
  • Bé thể hiện sự sợ hãi trong một số tình huống. Ví dụ bé sợ hãi khi nhìn thấy một con vật lạ lẫm hay một người lạ mặt cố gắng tiến lại gần bé
  • Bé có thể đưa cho ba mẹ cuốn sách khi bé muốn nghe kể chuyện
  • Bé thu hút sự chú ý bằng cách lặp lại âm thanh hoặc hành động nào đó.
  • Bé có thể thẳng tay hoặc chân ra để việc mặc quần áo được đễ dàng hơn
  • Bé thích chơi ú òa và đập tay với ba mẹ

Ngôn ngữ và giao tiếp

  • Bé có thể thực hiện các yêu cầu đơn giản của ba mẹ. Ví dụ khi mẹ yêu cầu đưa cho mẹ quả bóng bé đang cầm, bé có thể hiểu và trao nó cho mẹ đấy mẹ ạ
  • Bé biết sử dụng những cử chỉ, hành động đơn giản như lắc đầu để thể hiện "không" và vẫy tay để "tạm biệt"
  • Bé có thể tạo ra những âm thanh có thay đổi về giai điệu (nghe giống như giọng nói)
  • Bé biết sử dụng ngón tay và chỉ vào mọi thứ
  • Bé có thể nói "mama", "baba" và những câu cảm thám thán như "ừ", "ô"
  • Bé cố gắng nói theo những từ mà ba mẹ thường nói

Nhận thức (học tập, suy nghĩ và giải quyết vấn đề)

  • Bé yêu khám phá mọi thứ xung quanh bằng nhiều cách khác nhau như lắc, đập, ném đi
  • Bé thực hiện được các hoạt động đơn giản theo hướng dẫn như là nhặt đồ chơi chẳng hạn
  • Bé dễ dàng tìm thấy những món đồ ẩn đâu đó
  • Bé có thể nhìn chính xác vào hình ảnh hoặc vật khi ba mẹ gọi tên. Ví dụ khi mẹ hỏi "con mèo đâu rồi con?", bé có thể nhìn vào con mèo trong tranh hoặc con mèo thực tế ở trong tầm quan sát của bé.
  • Bé hay bắt chước hành động cử chỉ của ba mẹ và mọi người xung quanh
  • Bé bắt đầu sử dụng đồ vật xung quanh một vào đúng mục đích. Bé có thể hiểu dùng cốc để uống nước, dùng lược để chải tóc...
  • Bé có thể sử dụng kết hợp hai đồ vật cùng lúc như gõ đồ chơi ở tay trái vào đồ chơi cầm ở tay phải.
  • Bé thích đặt mọi thứ vào một chiếc thùng rồi lại lấy chúng ra
  • Bé đẩy đồ vật đi mà không cần sự trợ giúp
  • Bé có thể chỉ vào các đồ vật bằng cách sử dụng ngón tay trỏ

Vận động / Phát triển thể chất

  • Bé hoàn toàn có thể tự chuyển sang tư thế ngồi mà không cần sự trợ giúp nào (như đang đứng ngồi xuống, đang nằm ngồi dậy)
  • Bé biết níu vào đồ vật để đứng lên và đi men theo bàn, ghế, tường...
  • Bé bắt đầu có thể tự bước một vài bước mà không cần ai hay vật gì nâng đỡ, làm điểm tựa
  • Bé có thể đứng chững một mình

Nếu bé có những dấu hiệu dưới đây hãy đưa bé đến gặp bác sĩ sớm ba mẹ nha

  • Bé không khám phá, thu thập thông tin từ môi trường xung quanh
  • Bé không thể đứng ngay cả khi có sự hỗ trợ
  • Bé không có hành động tìm kiếm những đồ vật mà bé thấy ba mẹ giấu đi
  • Bé không thể nói những từ đơn lẻ như "mama" hay "baba"
  • Bé không học các cử chỉ như vỗ tay, lắc đầu
  • Bé không thể chỉ vào đồ vật
  • Bé mất các kỹ năng mà bé đã từng có

Những việc ba mẹ có thể làm cho cục cưng 1 tuổi của mình

  • Ba mẹ hãy cho bé thời gian khi làm quen với người chăm sóc mới như ông bà, cô giáo, bảo mẫu. Có thể lấy một món đồ chơi, thú bông hoặc chiếc chăn mà bé thích để dỗ dành khiến bé yên tâm hơn ba mẹ nha.
  • Ba mẹ giấu các đồ vật nhỏ rồi bảo bé đi tìm
  • Yêu cầu bé gọi tên các bộ phận cơ thể hoặc đồ vật mà ba mẹ thấy khi cùng bé đi trên đường cũng là một hoạt động rất thú vị ba mẹ ạ
  • Hát, múa các bài hát đơn giản quen thuộc và giúp bé thực hiện động tác theo ba mẹ
  • Ba mẹ có thể đưa cho bé xoong và chảo hoặc một dụng cụ âm nhạc nhỏ như một cái trống hoặc cái chũm chọe và khích lệ bé tạo ra âm thanh.
  • Ba mẹ nhớ tạo ra không gian rộng rãi, an toàn để bé yêu tập đi nha. Những đồ vật sắc nhọn, hóa chất tẩy rửa, ấm nước nóng, ổ điện...cần được đặt ngoài khả năng tìm đến của bé. Cẩn thận với cửa, bể bơi, chậu nước và cầu thang nữa ba mẹ nhé
  • Ba mẹ đưa cho bé các đồ chơi đẩy như xe đẩy chẳng hạn
  • Trước những hành vi không vừa ý, ba mẹ hãy nói “không” một cách dứt khoát. Đừng quát, tét đít hoặc giải thích dài dòng. Áp dụng một hình thức kỷ luật và ngó lơ bé trong 30 giây đến 1 phút có thể giúp bé định hướng lại ba mẹ nha
  • Ba mẹ hãy ôm, hôn và tán dương trẻ thật nhiều nếu bé có hành vi tốt.
  • Ba mẹ và người lớn trong gia đình dành nhiều thời gian khích lệ các hành vi tốt thay vì phạt các hành vi không tốt (ba mẹ nên dành gấp 4 lần thời gian khích lệ hành vi tốt để định hướng lại bé tránh các hành vi không tốt)
  • Có thể nói với bé về việc ba mẹ đang làm. Ví dụ: “Mẹ đang lau tay cho con bằng khăn lau tay”.
  • Ba mẹ cùng bé đọc sách mỗi ngày. Thử nhờ bé lật trang và cùng bé chơi trò thay nhau gọi tên hình ảnh trong cuốn sách đang đọc.
  • Ba mẹ hãy chăm mở rộng những gì bé nói hoặc định nói, hoặc vật mà bé chỉ. Nếu bé chỉ vào một chiếc xe tải và nói “t” hoặc “tải”, ba mẹ hãy nói “Đúng rồi, chiếc xe tải to màu xanh”
  • Đưa cho bé sáp màu và giấy, rồi để bé vẽ tùy ý. Ba mẹ hướng dẫn bé cách vẽ các đường lên xuống và chéo. Đừng quên tán dương khi bé cố gắng vẽ lại các đường đó ba mẹ nha.
  • Ba mẹ cùng bé chơi với các khối xếp hình, phân loại hình và các đồ chơi khác. Khuyến khích bé sử dụng đôi tay của mình nhiều hơn ba mẹ nha.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Bé 1 tuổi

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha

Advertisement
Advertisement
Advertisement