Nội dung chính
Ba mẹ cùng Momby tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng chóng mặt khi mang thai và cách khắc phục nhé!
Nguyên nhân gây chóng mặt cho mẹ bầu khi mang thai là gì?
Mẹ có thể gặp phải hiện tượng chóng mặt khi mang thai gặp phải ở một số giai đoạn nhất định. Một số mẹ lại cảm thấy choáng váng xuyên suốt cả thời gian thai kỳ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt mà mẹ gặp phải khi mang thai. Nhưng tùy vào giai đoạn của thai kỳ mà nguyên nhân lại khác nhau.
Tình trạng chóng mặt mẹ rất thường gặp phải trong quá trình mang thai. Vì vậy mẹ cần để ý đến tần suất xuất hiện là bao nhiêu lần, mỗi lần có trở nên nghiệm trọng hơn hay không. Từ đó thấy được mình đang biểu hiện bình thường hay cần đến sự chăm sóc và tư vấn của bác sĩ.
Nếu mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có thể là do những nguyên nhân sau:
- Do nội tiết tố thay đổi
- Do tình trạng ốm nghén
- Mang thai ngoài tử cung
Nếu mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do:
- Áp lực tử cung
- Tiểu đường thai kỳ
- Huyết áp tăng
- Nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu tăng để cung cấp cho bào thai. Nhưng lượng hemoglobin chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể không đáp ứng đủ. Nên mẹ dễ bị cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Xét nghiệm máu có thể cho biết chỉ số hemoglobin có nằm trong mức ổn định hay không.
Nếu thường xuyên bị chóng mặt hãy đề cập vấn đề này để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn mẹ nhé.
Còn nếu mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối thì mẹ bầu nên đi nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Vì đây là giai đoạn rất quan trọng, mọi biểu hiện bất thường mẹ đều không được chủ quan.
Để biết rõ hơn được nguyên nhân dẫn đến mẹ bị chóng mặt trong thời kỳ mang thai, nhất là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khám và tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, mẹ chóng mặt có thể vì một số lý do như sau:
- Mẹ bầu bị mất nước và chán ăn
- Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu tăng cao
- Mẹ bầu hay nằm ngửa ở những tháng cuối của thai kỳ.
- Ở lâu trong một môi trường nóng bức sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.
Những tác động này có thể khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp và dẫn tới chóng mặt khi mang thai.
Cách giảm chóng mặt cho mẹ bầu.
Tình trạng chóng mặt thường xuyên xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể xuất hiện ở cả 3 tháng cuối thai kỳ. Nó khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Có một vài mẹo nhỏ mà Momby đưa ra dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào làm dịu cơn chóng mặt. Đặc biệt, mẹ nên tránh thay đổi tư thế quá nhanh như đứng dậy, đang ngồi hoặc nằm. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, gây choáng và ngất xỉu cho mẹ đó.
Nếu mẹ cảm thấy mệt, thì hãy thử những điều dưới đây:
- Ngồi hay nằm xuống và hạ thấp đầu của mẹ
- Hít thở sâu
- Làm thoáng không khí bằng cách mở cửa sổ
- Không đứng quá lâu
- Thay đổi tư thế khi đứng dậy, ngồi hoặc nằm xuống một cách từ từ
- Không tắm nước quá nóng hoặc tắm vòi sen phun mạnh
- Nếu như mẹ đã bước sang những tháng cuối cùng của thai kỳ thì mẹ nên hạn chế nằm ngửa. Khi nằm ngửa bào thai sẽ chèn ép lên các mạch máu, làm giảm máu lưu thông trong cơ thể. Không chỉ gây nên hiện tượng chóng mặt mà còn tăng khả năng phù nề. Đồng thời lượng máu mà em bé nhận được từ mẹ cũng có thể giảm đi ít nhiều.
- Mẹ nên hạn chế nằm ngửa khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Bởi lúc này trọng lượng của bào thai (bao gồm thai nhi và nước ối) đã lớn. Khi nằm ngửa bào thai sẽ chèn ép lên các mạch máu, làm giảm máu lưu thông trong cơ thể. Không chỉ gây nên hiện tượng chóng mặt mà còn tăng khả năng phù nề. Đồng thời lượng máu mà em bé nhận được từ mẹ cũng có thể giảm đi ít nhiều.
- Mặc áo quần thoải mái
- Ăn uống đều đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng và kết hợp với các bữa ăn nhẹ để giữ lượng đường trong máu ổn định nhất.
- Ăn các những loại thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung viên uống đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ
- Không nên để bụng đói, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Để tránh nguy hiểm mẹ tuyệt đối không gắng sức làm việc, không leo trèo, đi cầu thang hay điều khiển phương tiện giao thông khi hiện tượng chóng mặt thường xuyên xảy ra. Đừng ngại nhờ ba và những người xung quanh trợ giúp. Đồng thời mẹ nhớ đi khám thai định kỳ đầy đủ để được các bác sĩ thăm khám kỹ càng hơn mẹ nhé!
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha