App
 

Tuần 25 Thai Kỳ

Tuần 25 Thai Kỳ

16.11.2022 Chuyên mục 40 tuần thai

Chiều dài bé đạt khoảng 34,6 cm, cân nặng đạt khoảng 660 gram. Tủy xương của bé đã đảm nhận vai trò chính trong việc sản xuất hồng cầu.


Nội dung chính

Sự phát triển của bé

Chiều dài bé đạt khoảng 34,6 cm, cân nặng đạt khoảng 660 gram. Tủy xương của bé đã đảm nhận vai trò chính trong việc sản xuất hồng cầu. 

Thời gian này bé sẽ "quậy" nhiều hơn trước. Những cử động đã trở nên rất rõ ràng. Mẹ cũng bắt đầu cảm nhận được chu kỳ ngủ, thức của bé. Bé cũng bắt đầu phát triển khả năng cảm nhận thăng bằng, giống như đang bơi lên, bơi xuống trong bụng mẹ.

Lúc này mẹ phải làm quen với những phản xạ giật mình, đôi khi điều này là do bé nấc. Thật tiếc là lúc này chúng ta lại không dùng được các cách thông thường để giúp bé hết nấc, nhưng đừng lo, bé chỉ thi thoảng nấc thôi và rất nhẹ.

Lớp da nhăn nheo không còn nữa, thay vào đó là lớp da căng bóng mịn màng. À Momby khuyến cáo, mẹ đừng ghen tị với bé về điều này đấy nhé, hoặc nếu có thì đừng cho bé biết nhé. Bé mập lên rồi tất nhiên đây là điều rất tích cực. Màu tóc đầu tiên đã xuất hiện, tùy vào gen gia đình mà tóc bé sẽ có màu phù hợp.

Advertisement

Mũi của bé bắt đầu hoạt động hít nước ối, thở ra nước ối. Ôi, lúc này bé của chúng ta thật tuyệt vời phải không nào!

Cơ thể mẹ

Ở tuần thứ 25 tử cung của mẹ có kích thước như một quả bóng. Cơ thể mẹ tích nhiều nước cùng với hoạt động của nội tiết tố khiến tay chân mẹ dễ bị phù. Ngoài ra mẹ có thể gặp các triệu chứng khó chịu khác như:

- Bệnh trĩ: hơn một nửa phụ nữ bị sưng và ngứa ở hậu môn trực tràng, nhiều khi gây đau và chảy máu. Có khả năng mẹ cũng sẽ bị mắc trĩ trong thai kỳ. Táo bón làm nặng hơn tình trạng đó.

- Các vấn đề về răng miệng như chảy máu nướu. Viêm nha chu có liên quan đến sinh non, hãy gặp bác sĩ nếu như mẹ có vấn đề về răng miệng.

- Chứng ợ nóng và khó tiêu vẫn còn, hãy giảm ăn vào sát giờ đi ngủ và nằm kê cao đầu khi ngủ mẹ nhé.

- Đau ở ống cổ tay có thể xảy ra vì tăng áp lực máu làm chèn ép thần kinh cổ tay, hãy đến gặp bác sĩ khi mẹ bị đau nhiều.

Phải nói rằng, những triệu chứng này chưa hẳn là không tốt. Momby rất tự hào khi mẹ đang có một cuộc chiến siêu vinh dự trong giai đoạn chờ bé yêu chúng ta ra đời. 

Lời khuyên cho mẹ

Ở những tháng cuối thai kì triệu chứng phù chân có thể trở nên nặng nề hơn, mẹ hãy hạn chế đứng quá lâu, chọn giày mềm mại chất liệu co giãn để đảm bảo sự thoải mái cho đôi chân. Mẹ có thể sử dụng thêm tất ép y khoa để hỗ trợ thêm. 

Đây cũng là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu mua sắm các vật dụng cho em bé, túi đồ đi sinh và bệnh viện và các dịch vụ sinh sản. 

Sắp tới mẹ có thể sẽ bắt đầu một cuộc chiến về việc kiểm soát tâm trạng và cảm xúc. Thật ra, nó cũng là một điều mà gần như các mẹ sẽ phải trải qua. Hãy chia sẻ với người thân nhiều hơn mẹ nhé. Ăn thật nhiều chất xơ và chất lỏng cũng là một cách hay giúp mẹ cải thiện tâm trạng. Mẹ có thể thử bài kiểm tra trầm cảm trên Momby để hiểu hơn về tình trạng tâm lý của mình cũng như tìm sự giúp đỡ khi cần thiết. 

Đồng thời, mẹ hãy thường xuyên tập hít thở sâu với Doti. Việc này sẽ giúp cho mẹ có tâm trạng thoải mái hơn, kiểm soát cảm xúc tốt hơn, mang lại lợi ích của cả mẹ và bé.

Momby tự hào về mẹ!


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Tuần 25 Thai Kỳ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha

Advertisement
Advertisement
Advertisement