App
 

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

13.05.2023 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các kết cục xấu cho mẹ và thai.


Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đái tháo đường được chẩn đoán ở tam cá nguyệt 2 hay 3 của thai kỳ và không có tình trạng đái tháo đường rõ từ trước mang thai.

hinh-anh-tim-hieu-ve-dai-thao-duong-thai-ky-418-0

Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ đang ngày một gia tăng cùng với sự gia tăng của béo phì và đái tháo đường type 2 do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì, ít vận động. Theo số liệu năm 2012, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh Đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam là 20,3% . 

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.

Advertisement

hinh-anh-tim-hieu-ve-dai-thao-duong-thai-ky-418-1

Trong thai kỳ bình thường luôn có hiện tượng kháng insulin ở tế bào thuộc cơ thể mẹ như một phản xạ sinh lý để duy trì lượng đường trong máu cao hơn nhằm cung cấp cho thai. Để đáp ứng với tình trạng này, cơ thể thai phụ sẽ gia tăng số lượng và hoạt động của tế bào beta ở tuyến tuỵ dẫn đến tăng phóng thích insulin giúp duy trì đường huyết ở mức độ cho phép. Ở những phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, quá trình này có thể bị cản trở, kết quả là  tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

  • Yếu tố thai phụ: sinh con khi lớn tuổi (>35 tuổi), béo phì trước khi mang thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang

  • Yếu tố gia đình: tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất

  • Yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai

  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai lưu, sinh con to (>4000g), mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần sinh trước, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non. 

  • Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ gia tăng các nguy cơ sau:

  • hinh-anh-tim-hieu-ve-dai-thao-duong-thai-ky-418-2
  • Tăng huyết áp- tiền sản giật 

  • Tăng nguy cơ sinh non

  • Tăng nguy cơ đa ối

  • Tăng nguy cơ sẩy thai và thai lưu

  • Nhiễm khuẩn niệu

  • Tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2. 

  • Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh:

  • hinh-anh-tim-hieu-ve-dai-thao-duong-thai-ky-418-3
  • Thai to gây sinh khó và sang chấn khi sinh

  • Tăng tỉ lệ mổ lấy thai 

  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hoá ở trẻ sơ sinh

  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.

  • Dị tật bẩm sinh

  • Tử vong ngay sau sinh: Chiếm tỷ lệ 20%-30% do thiếu oxy và tình trạng toan máu ở thai.

  • Tăng hồng cầu

  • Vàng da sau sinh

  • Các ảnh hưởng lâu dài như: gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường  type 2, rối loạn tâm thần vận động.

 

 






Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha