App
 

Thiếu máu ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

Thiếu máu ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

18.10.2022 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Thiếu máu giai đoạn mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu trong thai kỳ. Nếu bị thiếu máu nhiều và kéo dài sẽ gây nên những biến chứng đáng lo ngại cho cả mẹ và con. Nguyên nhận phổ biến nhất gây ra thiếu máu đó là thiếu sắt.


Thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ là gì?

Trong cơ thể con người, chúng ta sử dụng nguyên tố sắt để tạo nên hemoglobin. Đây một loại protein quan trọng trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.hinh-anh-thieu-mau-anh-huong-the-nao-den-me-bau-9-0

Khi mang thai, lượng máu của mẹ sẽ cần phải tăng lên để thích ứng với sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Đồng thời giúp thai nhi tạo ra được lượng máu của riêng mình. Vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung gấp đôi lượng sắt thông thường

Khi mang thai, lượng máu của mẹ sẽ cần phải tăng lên để thích ứng với sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Đồng thời giúp thai nhi tạo ra được lượng máu của riêng mình. Chính vì vậy nên nhu cầu sắt cung cấp cũng phải tăng lên gấp đôi. Nếu như không cung cấp đủ lượng sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Thiếu máu có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu?

Trong trường hợp mẹ thiếu máu nhẹ sẽ không gây nguy hiểm và có thể khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu như thiếu máu nặng sẽ gây nguy hiểm tới cả mẹ và con. Cụ thể đó là:

Advertisement

– Suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh

Khi cơ thể mẹ không nhận đủ các chất sắt, vitamin B9, B12, canxi… chắc chắn sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm, hệ miễn dịch hoạt động kém hơn. Điều này làm cho các loại vi rút, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh cho mẹ bầu.

Bà bầu sẽ bị ốm và ho nhiều trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bé sinh ra sẽ nhẹ cân hơn so với những bé nhận được đầy đủ dưỡng chất từ mẹ.

– Dễ bị choáng, ngất xỉu

Thiếu máu khiến cho cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động sẽ khiến mẹ gặp phải tình trạng choáng váng, hoa mắt, chóng mắt và thậm chí ngất xỉu. Nguyên nhân do không cung cấp đủ lượng máu lên não và thai phát triển lớn sẽ gây áp lực lên các mạch máu.

– Bị bong nhau non và có nguy cơ sảy thai

Thiếu hụt vitamin B9 sẽ khiến thai bị bong, tách khỏi tử cung gây nên biến chứng mẹ bầu bị chảy máu nặng, rất dễ mất con. Đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng khả năng sảy thai hoặc trẻ bị dị tật khi sinh.

– Dễ mắc huyết áp thai kỳ

hinh-anh-thieu-mau-anh-huong-the-nao-den-me-bau-9-1

Bệnh huyết áp cao khá nguy hiểm đối với mẹ bầu, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ. Khi lượng máu bơm lên không đủ, thiếu máu sẽ gây nên tình trạng huyết áp cao ở mẹ bầu

Bệnh huyết áp cao khá nguy hiểm đối với mẹ bầu, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ. Khi lượng máu bơm lên không đủ, thiếu máu sẽ gây nên tình trạng huyết áp cao ở mẹ bầu. Bệnh này gây nên những biến chứng về tim mạch, tiền sản giật, thai chậm phát triển, đột quỵ,…

– Nhau thai bám vào đáy tử cung ( nhau tiền đạo)

Nhau thai khi bám vào đáy tử cung sẽ cản trở đường ra thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị chảy máu tử cung, sinh non, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé nếu không mổ lấy thai kịp thời.

– Băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản

Băng huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu do bị thiếu máu trầm trọng. Lượng máu trong cơ thể không đủ để duy trì hoạt động của các tổ chức trong cơ thể. Ngoài ra thì nhiễm trùng hậu sản cũng là một biến chứng khác khi mẹ bầu thiếu máu.

Khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai

Để xác định xem mẹ bầu có bị thiếu máu hay không thì cần làm các xét nghiệm khi đi khám thai để được bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó, mẹ có thể khắc phục bằng các phương pháp sau:

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B9, B12

+Những thực phẩm giàu sắt: lòng đỏ trứng gà, thịt bò, thịt nạc, các loại yến mạch,…

+ Những thực phẩm giàu vitamin b9 ( axit folic) : Các loại đậu, các loại rau màu xanh đậm, bơ, cam, măng tây,…

hinh-anh-thieu-mau-anh-huong-the-nao-den-me-bau-9-2

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt là cách tốt nhất để phòng tránh và cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu

+ Những loại thực phẩm giàu vitamin b12: Cá hồi, thịt bò, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa,…

– Bổ sung viên sắt

Khi uống viên sắt, mẹ cần uống theo sự tư vấn của bác sĩ để biết liều lượng uống bao nhiêu là đủ. Không được tự ý mua viên sắt uống.

hinh-anh-thieu-mau-anh-huong-the-nao-den-me-bau-9-3

Khi mẹ bầu có dấu hiệu thiếu máu thì nên khắc phục để mẹ khỏe và con phát triển tốt. Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và các vấn đề thai sản mẹ nên cài đặt Momby App ngay bây giờ nha. Momby có phiên bản dành riêng cho ba và mẹ. Ngoài ra mẹ có hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ sản khoa của Momby bất cứ lúc nào nữa đó. Còn chờ gì mà chưa cài đặt mẹ ơi.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Thiếu máu ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha