App
 

TÁO BÓN KHI MANG THAI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

TÁO BÓN KHI MANG THAI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

16.08.2023 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Táo bón là một vấn đề phổ biến trong quá trình mang thai và có tới một nửa số phụ nữ mang thai mắc vấn đề này.


Hãy cùng Momby tìm hiểu về nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng tránh táo bón trong thai kỳ nhé.  Nội dung được cố vấn và kiểm duyệt bởi BSCKI. Lê Phạm Anh Vy - Quản lý Dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

hinh-anh-tao-bon-khi-mang-thai-va-cach-phong-ngua-444-0

Khi mang thai, thai phụ dễ bị táo bón do thay đổi về sinh lý và giải phẫu của đường tiêu hóa:

  • Khi mang thai nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ mang thai và nồng độ hormone motilin (hormone peptide do ruột tiết ra giúp tăng nhu động ruột)  làm giảm nhu động ruột, khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn bình thường. Ngoài ra, sự tăng hấp thụ nước từ ruột cũng  khiến cho phân bị khô.

    Advertisement
  • Việc giảm các hoạt động thể lực ở mẹ bầu đặc biệt là 3 tháng cuối (do bụng to hay chân sưng đau) cùng với việc bổ sung sắt và canxi cũng khiến gây táo bón.

  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung mở rộng cũng  làm chậm quá trình di chuyển của phân. 

  • Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra, khẩu phần ăn thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Thai phụ có thể phòng ngừa táo bón bằng cách thay đổi lối sống sau đây:

hinh-anh-tao-bon-khi-mang-thai-va-cach-phong-ngua-444-1

  1. Uống nhiều nước: thai phụ nên uống 2.5-3 lít nước mỗi ngày đồng thời nên tránh những đồ uống có chất kích thích

  2. Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón

  3. Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh. Nhu cầu chất xơ cho phụ nữ mang thai theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng quốc gia là 28g/ ngày tương đương với 300 gram rau củ và 200 gram trái cây

  4. Vận động thể lực: Dành ít nhất 150 phút/ tuần để tập các bài tập cường độ vừa phải (tương đương 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần). Các bài tập khuyến nghị như: yoga, bơi lội, đi bộ nhanh,...

  5. Ngoài ra, synbiotics cũng được khuyến khích sử dụng cho thai phụ mang thai.

Vài nét về synbiotics 

hinh-anh-tao-bon-khi-mang-thai-va-cach-phong-ngua-444-2

 Synbiotics là sự kết hợp của probiotics và prebiotics.

  • Probiotics bao gồm những vi sinh vật sống có vai trò thiết lập cân bằng vi sinh vật đường  ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, sản xuất các vitamin và men tiêu hóa các chất, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch.

  • Sữa chua là loại thực phẩm quen thuộc đối với mọi gia đình. Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường và hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sữa chua còn chứa ít đường lactose hơn các sữa tươi, do đường lactose được lên men chuyển thành acid lactic, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, thích hợp cho người không dung nạp đường lactose.

hinh-anh-tao-bon-khi-mang-thai-va-cach-phong-ngua-444-3

  • Prebiotic: được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotics bao gồm: ngũ cốc, tỏi, trái cây, hành tây, các loại đậu, các loại hạt, mật ong

* Vai trò của prebiotics đối với cơ thể:
- Nguồn cung cấp thức ăn cho các probiotics.

- Tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa.

- Tăng  hấp thu Canxi và khoáng chất:  trong quá trình lên men tại ruột già, sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, tạo môi trường axit nhẹ ở  ruột già.

Quá trình lên men cũng sản sinh ra khí hơi và nước có tác dụng làm cho phân mềm và  xốp phòng chống táo bón, đồng thời tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải phân mỗi ngày.

6. Các loại thuốc làm mềm phân:

Hầu hết các loại thuốc làm mềm phân nếu sử dụng đúng liều và đúng chỉ định đều an toàn đối với mẹ bầu.

Nên nếu sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, thai phụ nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và kê toa thuốc phù hợp nhé. 

hinh-anh-tao-bon-khi-mang-thai-va-cach-phong-ngua-444-4


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

TÁO BÓN KHI MANG THAI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha