Nội dung chính
Việc khám thai định kỳ cùng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra do sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang bầu. Tuy nhiên, bệnh sẽ biến mất sau khi sinh bé. Những nghiên cứu đã cho thấy có khoảng từ 2% đến 10% phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ.
Khi nhắc đến tiểu đường thai kỳ hẳn mẹ thường nghe nhắc đến insulin. Insulin chính là một loại hormone được tiết ra từ các tế bào ở đảo tụy (thuộc tuyến tụy). Hoạt động của hormone này ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Cụ thể insulin làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu cơ thể chúng ta thiếu hụt Insulin sẽ dẫn đến tình trạng glycogen không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng glucose quá lớn vào màu. Từ đó gây ra bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời gian mang bầu, nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể tăng cao nên cơ thể có nhu cầu tăng lượng đường. Việc cơ thể tăng lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng được thuận lợi như thế.
Ngoài ra, trong giai đoạn thai kỳ, nhau thai sẽ tạo ra các nội tiết tố để thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này cũng gây nên những tác động xấu tới insulin, làm rối loạn nội tiết tố. Nếu như mức insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì được lượng đường trong máu ở mức an toàn mẹ sẽ không nằm trong nhóm bị mắc tiểu đường thai kỳ. Muốn kiểm soát được tình trạng này cần phải giảm lượng đường hoặc tăng lượng insulin hoặc thực hiện kết hợp cả hai phương pháp. Mẹ nào có thói quen dung nạp nhiều đường trong các bữa ăn hàng ngày, nguy cơ mắc tiểu đường sẽ cao hơn nhiều so với các mẹ khác.
Những triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ
Mẹ rất khó phát hiện mình đang mắc đái tháo đường thai kỳ nếu không được tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên mẹ có thể phát hiện bệnh sớm nếu tinh ý quan sát thấy một số biểu hiện dưới đây:
- Thường xuyên thấy khát nước, ngay cả khi giữa đêm đang ngủ cũng phải dậy để uống nước thật nhiều.
- Nhu cầu đi tiểu cũng cao hơn nhiều lần so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể vệ sinh sạch sẽ bằng những loại thuốc chống khuẩn thông thường.
- Những vết thương, trầy xước trên cơ thể khó và lâu lành hơn bình thường.
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi và trẻ sau khi chào đời?
Khi mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ khiến cho đường huyết tăng cao, dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Bởi bé được nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ cơ thể mẹ. Lượng đường tăng lên khiến cơ thể bé tích trữ đường dưới dạng mỡ làm trẻ phát triển to hơn thai nhi bình thường. Khi đó, bé có thể dễ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:
- Thai nhi tăng trưởng quá mức
Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai sẽ kích thích tụy của thai nhi bài tiết ra insulin. Dẫn đến nhu cầu năng lượng của thai nhi tăng lên và kích thích sự phát triển quá mức. Điều này khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn và bé có thể gặp phải chấn thương trong khi sinh.
- Hạ glucose huyết tương và những bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Những bé được sinh ra từ các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân là do gan đáp ứng kém với lượng glucagon nạp vào cơ thể làm giảm sự tân tạo glucose từ gan.
- Bị suy hô hấp
-
Trước đây, tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hiện nay nhờ có sự phát triển của khoa học mà các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, chắc chắn rằng bất cứ ba mẹ nào cũng đều mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh và bình thường.
Tăng hồng cầu trong máu
Lượng hồng cầu trong máu tăng cao là một tình trạng thường gặp ở những bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Trẻ bị vàng da khi sinh
Tình trạng này xảy ra do tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương. Điều này gây nên tình trạng vàng da ở sơ sinh.
- Những ảnh hưởng sức khỏe khác
Trẻ sinh ra từ những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị béo phì, đái tháo đường type 2 khi trưởng thành hoặc bị rối loạn tâm thần – vận động.
Giải pháp điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ
-
Với một số mẹ bầu khi phát hiện mình bị đái tháo đường thai kỳ thường buồn phiền và hoang mang. Tuy nhiên mẹ cũng đừng lo lắng quá mà làm ảnh hưởng đến trẻ,. Hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với thực đơn ăn uống, tập luyện phfu hợp để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và tinh thần ổn định.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha