Nội dung chính
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường mệt mỏi khi mang thai
Thứ nhất: Ba tháng đầu thai kỳ, mẹ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, mệt mỏi và ăn không thấy ngon miệng. Khiến cơ thể suy nhược, lúc nào cơ thể cũng trong tình trạng căng thẳng, mất nước, sụt cân nhanh chóng.
Thứ hai: Đến 3 tháng giữa thai kỳ, triệu chứng nôn nghén giảm dần, mẹ ăn uống ngon miệng hơn. Thì các vấn đề về bệnh lý thai kỳ xuất hiện khiến mẹ mệt mỏi hơn như: tiểu đường, trầm cảm mang thai, suy nhược cơ thể, dị ứng…
Thứ 3: bước vào 3 tháng cuối, tình trạng căng cơ, chuột rút ban đêm, đi tiểu nhiều lần, táo bón, sưng phù tay chân khiến mẹ không thể ngủ ngon giấc. Đi lại, sinh hoạt cũng khó khăn hơn bình thường do cân nặng ngày càng tăng.
Ngoài ra, tình trạng rạn da, nám da xuất hiện gây mất thẫm mỹ khiến mẹ bầu tự ti khi ra ngoài.
Mẹ bầu nghén nhưng thèm ăn có sao không?
Đối với các mẹ bầu đang ốm nghén nặng mà thèm ăn quá nhiều, thức ăn có thể là vị cứu tinh cũng có thể là ác mộng của mẹ.
Vì ăn quá nhiều sẽ khiến cơn buồn nôn gia tăng khiến bữa ăn của mẹ mất đi cảm giác ngon miệng. Đôi khi, mẹ ác cảm với tất cả loại thức ăn vì nỗi sợ cơn nghén sẽ ập đến.
Tuy nhiên, không phải vì buồn nôn nhiều nên mẹ phải ăn ít lại để giảm nguy cơ nôn và buồn nôn. Việc giảm ăn để ngăn ngừa nôn nghén là quan điểm sai lầm vì sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Do vậy, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp để giảm cơn nghén như: chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm chống nghén, ăn ít gia vị, …
Mẹ thử tham khảo thực đơn dành cho 3 tháng đầu mang thai từ bác sĩ chuyên khoa sản nhé!
Nếu tình trạng nghén của mẹ ngày càng trầm trọng hơn thì nên đi đến bác sĩ để được kiểm tra và kê thêm thuốc hỗ trợ.
Mẹ bầu có nên dùng thuốc chống nôn hay không?
Hầu hết phụ nữ mang thai thường sẽ có các triệu chứng nôn. Tùy vào cơ địa của mỗi người nên các mẹ thường sẽ có tình trạng nôn nghén nhiều, ít khác nhau.
Nếu mẹ đang nôn nghén ở mức độ nhẹ thì mẹ có thể sử dụng các biện pháp trong chế độ ăn, sinh hoạt hằng ngày như: chia nhỏ bữa ăn, tránh ngửi thức ăn có mùi khó chịu, uống nhiều nước, …
Nếu mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp trên tuy nhiên tình trạng nôn nghén không thuyên giảm, thậm chí là nghiêm trọng hơn.
Lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân và hỗ trợ thêm tình trạng của mẹ.
Thuốc giảm nghén, chống nôn có hiệu quả đối với các triệu chứng nghén nặng ở phụ nữ mang thai mà ít gây ảnh hưởng lên thai nhi và mẹ.
Tùy trường hợp nôn nghén và tình trạng nôn nghén của mẹ bác sĩ sẽ lựa chọn liều lượng và loại thuốc giảm nghén phù hợp để hạn chế tác dụng phụ nhất.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần phải có kê toa của bác sĩ, tuyệt đối không được tùy ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
Đừng quên subscribe/ follow các kênh của Momby để theo dõi các thông tin cần thiết khác dành cho ba mẹ bầu và ba mẹ bỉm. Cài đặt ngay Momby trên App Store và Google Play ba mẹ nhé.!
Fanpage: https://www.facebook.com/momby.official
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mombyofficial/video/7172128751852162305?is_copy_url=1&is_from_webapp=v1
Youtube: https://www.youtube.com/@MombyOfficial
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha