Nội dung chính
- DHA VÀ OMEGA 3 CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
- DHA QUAN TRỌNG THẾ NÀO ĐỐI VỚI MẸ VÀ THAI NHI MÀ BÁC SĨ NÀO CŨNG KHUYÊN MẸ BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ
- Thiếu hụt DHA dẫn đến nguy cơ nào cho mẹ và bé?
- CÁCH BỔ SUNG DHA ĐÚNG CHUẨN ĐỂ BÉ YÊU THÔNG MINH, MẸ BẦU KHỎE MẠNH
- Mỗi ngày mẹ bầu cần bao nhiêu DHA?
- Mẹ nên bổ sung DHA từ nguồn nào?
- Bổ sung DHA từ viên uống dinh dưỡng, thực phẩm chức năng
DHA VÀ OMEGA 3 CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
DHA còn được biết đến với cái tên đầy đủ là Acide docosahexaénoïque. Nhiều ba mẹ thường băn khoăn không biết nên bổ sung DHA hay bổ sung Omega 3 thì tốt cho em bé. MOMBY xin được giải thích đơn giản như sau.
Omega 3 là một nhóm các acid béo chưa no. Trong đó DHA, EPA, ALA là 3 loại chủ yếu. Hay nói cách khác DHA là chính là một loại Omega 3.
DHA và EPA thường được tìm thấy nhiều trong các loại động vật, tảo biển. Còn ALA lại có nhiều hơn trong thực vật. Mẹ bầu nên được ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau để dung nạp đa dạng các loại Omega 3 cho cơ thể.
DHA QUAN TRỌNG THẾ NÀO ĐỐI VỚI MẸ VÀ THAI NHI MÀ BÁC SĨ NÀO CŨNG KHUYÊN MẸ BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ
Tác dụng của DHA đối với mẹ và bé yêu
Trong các nhóm chất béo Omega 3 thì DHA được xem là acid béo quan trọng nhất đối với cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
DHA chiếm tới ¼ lượng chất béo trong não, 93% tế bào võng mạc. Đồng thời đây cũng loại chất béo này cũng là thành phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào thần kinh, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám. Có thể nói DHA đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện các tế bào thần kinh, cấu trúc não, hoàn thiện chức năng nhìn của thai nhi.
Không chỉ vậy loại Omega 3 này còn tăng sự đàn hồi cho các tế bào não; giúp não bộ và hệ thống thần kinh dẫn truyền thông tin nhanh chóng, chính xác; ảnh hưởng đến trí thông minh của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vì thế mẹ bầu cần phải bổ sung đủ lượng DHA cần thiết để đảm bảo bé yêu phát triển khỏe mạnh, tránh được những biến chứng không mong muốn trong thai kỳ.
Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp các loại Omega 3 trong đó có DHA. Mẹ cần phải bổ sung qua thực phẩm hàng ngày hoặc viên uống, thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thiếu hụt DHA dẫn đến nguy cơ nào cho mẹ và bé?
Trong thời gian mang thai nếu cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ.
- Đối với mẹ bầu:
Thiếu hụt DHA dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật, các bệnh lý tim mạch, loãng xương, trầm cảm sau sinh…
- Đối với thai nhi
Khi thai nhi không được nhận đủ DHA sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não, hệ thống thần kinh và võng mạc. Trẻ sinh ra có nguy cơ sa sút trí tuệ, khả năng tiếp thu kém, chậm tiếp thu.
Không chỉ vậy thiếu hụt DHA còn làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc cách bệnh dị ứng và hen suyễn sau khi bé chào đời.
CÁCH BỔ SUNG DHA ĐÚNG CHUẨN ĐỂ BÉ YÊU THÔNG MINH, MẸ BẦU KHỎE MẠNH
Mỗi ngày mẹ bầu cần bao nhiêu DHA?
Ba mẹ thân mến, như MOMBY đã chia sẻ DHA cần được bổ sung trong suốt thai kỳ. Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Cụ thể như sau:
- Ở ba tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất): Mẹ nên bổ sung đủ 100-200mg DHA mỗi ngày.
- Ở ba tháng giữa và ba tháng cuối (tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba):
Đây là giai đoạn tế bào não và tế bào thần kinh của mẹ đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Vì thế mẹ bổ sung đủ 200-300mg DHA mỗi ngày.
Mẹ nên bổ sung DHA từ nguồn nào?
Nhu cầu DHA cho phụ nữ mang thai khá cao. MOMBY khuyên mẹ nên bổ sung DHA từ những nguồn thực phẩm đa dạng. Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng thêm các viên uống, thực phẩm chức năng có chứa DHA nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ ba mẹ nhé!
- Bổ sung DHA từ thực phẩm:
– Các loại hải sản:
Cá hồi, cá trích, cá mòi…là những loại cá bổ sung DHA dồi dào bên cạnh chất đạm, vitamin và khoáng chất khác.
Mẹ nên dùng từ 150 – 300g hải sản mỗi tuần. Bởi trong các loại hải sản đều chứa một lượng thủy ngân, kim loại nặng nhất định. Nếu mẹ ăn quá nhiều trong tuần sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra cá nên được hấp, nướng hoặc luộc chín. Không nên hun khói, ướp muối sẽ có hại có sức khỏe của hai mẹ con.
– Lòng đỏ trứng gà:
Quả trứng gà chứa rất nhiều dinh dưỡng nên mẹ đừng bỏ lỡ nhé. Đặc biệt là lòng đỏ trứng gà chứa rất nhiều DHA và choline. Trong 1 lòng đỏ trứng gà có chứa khoảng 17mg DHA.
– Các loại hạt:
Tin vui cho các mẹ bầu thích nhâm nhi các loại hạt như óc chó, hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng là những loại hạt chứa nhiều DHA và khoáng chất. Ví dụ trong 100g hướng dương có thể chứa 14g chất béo, trong 100g óc chó có chứa 18.3 g chất béo, trong đó có DHA.
– Sữa:
Tùy thường loại sữa có chứa hàm lượng DHA nhất định. Mẹ có thể tham khảo thành phần ghi để vỏ hộp sản phẩm để biết chính xác.
–Rau xanh:
Súp lơ, cải xoăn, rau bí, rau chân vịt đều chứa DHA, ALA rất có lợi cho cơ thể.
Bổ sung DHA từ viên uống dinh dưỡng, thực phẩm chức năng
Nếu muốn uống DHA khi mang thai mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Tùy vào từng loại viên uống có hàm lượng DHA khác nhau.
Để được tư vấn chi tiết hơn về dinh dưỡng trong thai kỳ và giải đáp các thắc mắc các vấn đề thai sản ba và mẹ hãy cùng cài đặt MOMBY APP ngay bây giờ nha. MOMBY APP là ứng dụng dành cho ba và mẹ bầu được sáng lập bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa và các bà mẹ giàu kinh nghiệm. Có Momby ba mẹ sẽ được tận hưởng một thai kỳ an yên, khỏe mạnh, hạnh phúc bên bé yêu.
Ba mẹ có thể cài đặt Momby bằng cách quét mã QR nhé:
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha