App
 

Hướng dẫn cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Hướng dẫn cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

29.12.2023 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ.


Trong thời gian mang thai, người phụ nữ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Ở nội dung phần trước chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đến sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để phòng ngừa ĐTĐ TK. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cùng Momby nhé !

hinh-anh-huong-dan-cach-phong-ngua-dai-thao-duong-thai-ky-468-0
Biện pháp phòng tránh đái thao đường thai kỳ
  • Tăng cân là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Dù vậy việc tăng cân quá mức, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ là một trong các yếu tố nguy cơ gây mắc đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy việc kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ là một điều rất quan trọng. 
  • Theo hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, mức tăng cân sẽ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ để khuyến nghị các mức tăng cân khác nhau. 
  • Ở các nội dung tiếp theo, Momby sẽ cùng bạn tìm hiểu về mức tăng cân hợp lý và cách theo dõi cân nặng trong thai kỳ nhé.
hinh-anh-huong-dan-cach-phong-ngua-dai-thao-duong-thai-ky-468-1
Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, là rất cần thiết để có sức khoẻ tốt cho cả người mẹ và thai nhi. Thai phụ cần được tư vấn cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh để hạn chế sự tăng cân quá mức và phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ. Sau đây là một số khuyến nghị của IDF(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế) cho một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa đái tháo đường:

  • Nên lựa chọn sử dụng nước lọc thay cho nước ép trái cây, soda và các loại nước ngọt khác.

  • Lựa chọn sử dụng thịt nạc, cá nạc (ưu tiên các loại thịt trắng, gia cầm, hải sản) thay vì sử dụng đạm từ các sản phẩm chế biến sẵn ( thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích,...)

    Advertisement
  • Ăn ít nhất 3 đơn vị rau củ (khoảng 250-300 gam/ ngày), ưu tiên các loại rau lá xanh.

  • Lựa chọn sử dụng các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,.. thay vì sử dụng gạo trắng hay bánh mì trắng.

  • Chọn sử dụng các loại chất béo không bão hoà (dầu ô liu, dầu cải, dầu hạt hướng dương,...) thay vì sử dụng các chất béo bão hoà ( bơ, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ)

  • Nên ăn 3 đơn vị trái cây tươi mỗi ngày (khoảng  250 gam / ngày)

  • Nên lựa chọn các loại hạt, trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho các bữa ăn phụ.

  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn 

hinh-anh-huong-dan-cach-phong-ngua-dai-thao-duong-thai-ky-468-2
Thực phẩm dành cho mẹ bầu tránh đái tháo đường thai kỳ

Hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo ở phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa hay nội khoa, thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải. Điều này sẽ giúp tăng nhạy cảm của insulin với các tế bào, giảm sự đề kháng với insulin dẫn đến giảm đường máu ở mẹ.

Theo khuyến nghị của WHO, phụ nữ có thai và sau sinh khi không có chống chỉ định nên:

  • Dành ít nhất 150 phút/ tuần để tập các bài tập cường độ vừa phải (tương đương 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần)

  • Nên kết hợp các bài tập aerobic cùng các bài tập tăng sức cơ. 

  • Nên hạn chế thời gian hoạt động tĩnh tại. Thay thế thời gian tĩnh tại bằng hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào (kể cả cường độ nhẹ) đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Các bài tập tốt nhất được khuyến nghị là đi bộ (trên mặt phẳng), tập yoga. Nên tránh các bài tập có sự va chạm (như bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,..)

  • Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ để được tầm soát - xét nghiệm đúng chỉ định nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể

  • Thai phụ cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen ăn uống lành mạnh, cách lựa chọn thực phẩm.

  • Nên chú trọng vào nội dung về các phương pháp nấu ăn lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều muối và thực phẩm ít chất xơ.

Tuân thủ các cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ không chỉ có lợi trong thời gian thai kỳ mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để nhận được hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ trong việc duy trì một cuộc sống lành mạnh và an toàn trong suốt hành trình mang thai ba mẹ nhé!


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Hướng dẫn cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha