App
 

Chê độ dinh dưỡng dành cho mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ

Chê độ dinh dưỡng dành cho mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ

07.09.2023 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai.


Nội dung được cố vấn và kiểm duyệt bởi BSCKI. Lê Phạm Anh Vy - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

  • Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

  • Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, tăng huyết áp lần đầu được phát hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, không có protein niệu (xét nghiệm nước tiểu ko có protein), và huyết áp trở về bình thường trước tuần lễ 12 của thời kỳ hậu sản được coi là tăng huyết áp thai kỳ.

  • Con so.

    Advertisement
  • Đa thai.

  • Mẹ trên 35 tuổi.

  • Thụ tinh ống nghiệm (IVF).

  • Tiền sử bị tiền sản giật, tiền sử gia đình tiền sản giật.

  • Tiền sử giảm tiểu cầu.

  • Tăng huyết áp mạn hoặc bệnh lý thận mạn hoặc cả hai.

  • Đái tháo đường type I hoặc type II. 

  • Bệnh lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid.

  • Béo phì 

  • hinh-anh-che-do-dinh-duong-danh-cho-me-bi-tang-huyet-ap-thai-ky-447-0
  • Cung cấp đủ năng lượng hằng ngày cho thai phụ. 

  • Kiểm soát tốt huyết áp tránh tai biến cho thai phụ và nguy hiểm cho thai nhi. 

  • Tăng cân hợp lý trong thai kỳ.

hinh-anh-che-do-dinh-duong-danh-cho-me-bi-tang-huyet-ap-thai-ky-447-1

  • Lựa chọn và sử dụng đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ các loại acid amin, vitamin và khoáng chất.

  • Thai phụ nên có chế độ ăn ít muối < 2000mg Natri/ ngày (hay <5g muối/ ngày):

5 cách giúp hạn chế muối trong chế độ ăn:

  1. Tự chế biến thức ăn tại nhà:

Để giúp kiểm soát lượng natri đưa vào từ 2 nguồn (phần gia vị nêm nếm và phần có sẵn trong thực phẩm) .Thai phụ có thể tham khảo bảng sau để thay thế một phần muối bằng các loại gia vị khác sao cho < 5g muối / ngày

  1. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối: các thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô và muối, các loại mắm, các thực phẩm chế biến sẵn: snack, mì gói, xúc xích, cá viên,...

  2. Hạn chế thói quen sử dụng nước chấm:

  • Không để nước tương, nước mắm, muối,.. trên bàn ăn hoặc pha loãng nước chấm bằng giấm, chanh, nước trắng để quen dần.

  1. Thay thế một phần muối bằng các loại gia vị tạo hương và vị như bột ngọt, gia vị lên men (tương đậu) và các loại thảo mộc như húng quế, thì là, rau mùi, cần tây, kinh giới,... 

  2. Đọc nhãn mác thực phẩm để kiểm tra hàm lượng muối: Hàm lượng Natri (Sodium)

hinh-anh-che-do-dinh-duong-danh-cho-me-bi-tang-huyet-ap-thai-ky-447-2

  • Hạn chế chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol.

  • Tăng lượng chất xơ, kali, magie bằng cách tiêu thụ 300-400g rau, củ và 200g trái cây mỗi ngày.

  • Tăng tiêu thụ thực phẩm giàu canxi.

  • Vận động hợp lý:

  • Khi bác sĩ không chống chỉ định giới hạn vận động, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập cường độ nhẹ - trung bình ít nhất 150 phút/ tuần (tương đương 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần)

  • Nên kết hợp các bài tập tăng thông khí ( như đi bộ, bơi,..) cùng các bài tập tăng sức cơ (như yoga). Nên hạn chế thời gian hoạt động tĩnh tại. Việc thay thế thời gian tĩnh tại bằng hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào (kể cả cường độ nhẹ) đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

  • Các bài tập tốt nhất được khuyến nghị là đi bộ (trên mặt phẳng), tập yoga. Nên tránh các bài tập có sự va chạm (như bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,..)

  • Hạn chế chất cồn, thuốc lá và không phơi nhiễm thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào.

  • hinh-anh-che-do-dinh-duong-danh-cho-me-bi-tang-huyet-ap-thai-ky-447-3

 


Nội dung được kiểm duyệt bởi:

BSCKI. Lê Phạm Anh Vy

Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIH

Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Chê độ dinh dưỡng dành cho mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha