Nội dung chính
Theo các chuyên gia y tế, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của đái tháo đường thai kỳ đó là do lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều năng lượng và chất béo bão hòa. Vậy đâu là chế độ dinh dưỡng chuẩn dành cho mẹ bị đái tháo đường. Hãy cùng Momby thao khảo ngay bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé!
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đái tháo đường thai kỳ
-
Cung cấp năng lượng phù hợp cho mẹ và thai nhi
-
Kiểm soát tốt đường huyết
-
Tránh nhiễm ceton máu
Advertisement -
Thúc đẩy thai nhi phát triển tối ưu và tránh tăng cân quá mức cho người mẹ.
Hầu hết, thai phụ chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu đường huyết nếu tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng. Việc quản lý dinh dưỡng nên được cá nhân hoá để phù hợp với tình trạng sức khỏe, cân nặng, đặc điểm văn hoá, sự tuân thủ của thai phụ,...
Tăng cân theo khuyến nghị đối với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ
-
Đối với thai phụ có tình trạng dinh dưỡng bình thường và thừa cân nên tăng cân theo khuyến nghị ( theo tình trạng dinh dưỡng trước mang thai và theo từng giai đoạn )
-
Đối với thai phụ có tình trạng béo phì, không có khuyến nghị nào về việc giảm cân trong thai kỳ, mà chỉ kiểm soát sự tăng cân để tránh tình trạng nhiễm ceton máu ở mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.
Chế độ ăn của đái tháo đường thai kỳ có gì khác so với thai phụ bình thường
Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm (15-20 loại) bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Nhu cầu glucid (chất bột đường):
-
Nhóm chất bột đường bao gồm: gạo, bún, phở, hủ tiếu, cháo, bánh mì, sữa, rau củ quả,... Ngoài vai trò sinh năng lượng, glucid còn có vai trò tạo hình và điều hòa hoạt động của cơ thể.
-
Ở thai phụ có ĐTĐ, nhu cầu chất bột đường nên chiếm khoảng 50-55% tổng nhu cầu năng lượng ( ở người bình thường là 60-65%)
-
Để đảm bảo cung cấp đủ chất bột đường mà không làm tăng đường huyết nên chú ý:
-
Chia nhỏ bữa ăn: thai phụ nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ/ ngày
-
Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường nên được chia đều trong các bữa ăn (3 bữa chính và các bữa phụ)
-
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và phân bố thực phẩm phù hợp để chỉ số tải đường thấp ( ở các nội dung tiếp theo, hãy cùng Momby tìm hiểu về chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì nhé)
-
Chất xơ có ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát đường huyết, nhu cầu chất xơ khuyến nghị khoảng 28g/ ngày (300-400 gam rau củ quả mỗi ngày)
Gạo là lương thực chính trong bữa ăn của người Việt Nam, tuy nhiên gạo trắng thường có chỉ số đường huyết cao và chất xơ thấp, vì vậy thai phụ mắc ĐTĐ TK nên sử dụng các loại gạo còn vỏ cám như gạo lứt hoặc gạo lứt đã nảy mầm để cơm được mềm và dễ ăn hơn.
-
Các thực phẩm nên ăn: ngũ cốc nguyên cám, đậu nguyên hạt, bún tươi, bánh mì nâu, trái cây ít ngọt ( ổi, bưởi, sắn, cam, táo,...)
-
Hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường máu sau ăn: bánh ngọt, kẹo, kem, chè, trái cây sấy, nước ngọt…..
Nhu cầu protein (chất đạm)
-
Khi mang thai, nhu cầu protein của người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Bữa ăn của bà mẹ cần phối hợp giữa protein động vật và protein thực vật. Các thực phẩm cung cấp protein động vật bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản... Các thực phẩm cung cấp protein thực vật bao gồm đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác.
-
Đối với thai phụ mắc ĐTĐ nên ăn các loại thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường)
Nhu cầu lipid (chất béo)
-
Lipid đặc biệt quan trong trong thời gian mang thai và cho con bú, quan trọng nhất là lipid tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não trong quá trình mang thai và đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.
-
Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày, không những ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và thần kinh mà còn nhiều cơ quan khác của của thai nhi. Thiếu lipid trong bữa ăn làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và dự trữ mỡ cho tạo sữa sau sinh. Bà mẹ mang thai ăn thiếu lipid có thể dẫn đến hậu quả là không đạt mức tăng cân trong thai kỳ, không bài tiết đủ lượng sữa và thiếu dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng.
-
Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển của thai cũng như một số bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá cho mẹ.
-
Đối với thai phụ mắc ĐTĐ nên tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
-
Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (gan, tim,thận...) thức ăn chiên xào…
Hãy xây dựng thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu tiểu đường một cách cẩn trọng, đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà vẫn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Khi kiểm soát tốt được bệnh tiểu đường thai kỳ thì không còn lo lắng những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nội dung được kiểm duyệt bởi:
BSCKI. Lê Phạm Anh Vy
Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIHTrưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha