Nội dung chính
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mà lượng đường bên trong máu cao hơn mức thông thường và xảy ra trong khoảng tuần thai từ 24 đến 28. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Do đó, định kỳ khám thai và kiểm tra đường huyết sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo được sức khỏe tốt trong suốt thời gian mang bầu.
Làm sao để biết mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?
Hai phương pháp phổ biến để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đó là:
- Phương pháp 1: Một bước – Xét nghiệm dung nạp 75g glucose uống
Để thực hiện phương pháp này mẹ cần nhịn ăn 8h. Sau đó mẹ sẽ làm xét nghiệm lúc đói (trước khi uống đường), xét nghiệm lần 2 là sau khi uống đường 1h, lần 3 sau khi uống đường 2h.
Nếu chỉ số của mẹ nằm ở mức:
-Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
-Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
-Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Mẹ không mắc tiểu đường thai kỳ. Ngược lại nếu có hai kết quả vượt chỉ số trên, mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ
- Phương pháp 2: Hai bước
-Bước 1: Uống 50g glucose (không nhịn đói) và xét nghiệm 1 tiếng sau khi uống. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g. thì tiến hành tiếp bước thứ 2.
-Bước 2: Mẹ cần nhịn đói 8h, sau đó uống 100g đường pha với 250-300ml nước, chỉ số đường huyết theo tiểu chuẩn sau. Nếu chỉ số vượt qua những con số này bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán phù hợp
Những triệu chứng cơ bản của bệnh
Những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ vẫn có cách để phát hiện thông qua một số biểu hiện như:
- Cảm thấy lúc nào cũng khát nước và đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
- Vùng kín xuất hiện nấm men, ngứa ngáy và rất khó chịu.
- Những vết trầy xước, vết thương lâu lành hơn bình thường.
- Cân nặng bị giảm mà không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
- Quan sát nước tiểu thấy có kiến bâu.
Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
Tuy rằng bệnh không có cách phòng tránh triệt để nhưng vẫn có những biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh như:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh luôn mang lại nhiều lợi ích, không chỉ riêng trong thai kỳ mà còn trong suốt cuộc đời. Đối với người mẹ mang thai khi duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giảm nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Chế độ ăn cân bằng giữa lượng tinh bột và các nhóm thức ăn còn lại có thể giúp đường huyết không bị tăng quá cao sau khi ăn.
Đặc biệt mẹ nên hạn chế các loại đồ uống ngọt, đồ ăn chứa hàm lượng đường và chất béo cao. Uống đủ nước và tăng cường rau xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho việc chuyển hóa lượng đường dung nạp vào cơ thể.
Không có một thực đơn đặc biệt nào dành riêng cho những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên sẽ có những nguyên tắc chung để áp dụng như chia nhỏ bữa ăn trong ngày, lựa chọn nguồn tinh bột giàu chất xơ, ưu tiên những nguồn chất béo tự nhiên tốt cho sức khỏe. Kết hợp thêm rau xanh, sữa và những sản phẩm từ sữa, bảo đảm cung cấp đủ hàm lượng chất đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Để có thể kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn mỗi ngày, hãy lập một kế hoạch ăn uống cụ thể và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, mẹ có thể cài đặt Momby App trên điện thoại được sự tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể chất của mình nhé!
Vận động, tăng cường sức khỏe
Vận động điều độ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành ra khoảng 30 phút để tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Bài tập phù hợp đối với mẹ bầu là đi bộ hoặc bơi lội. Khi duy trì được sức khỏe tốt thì sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ. Hãy trao đổi với các bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm để thiết lập chế độ vận động phù hợp nhất cho sức khỏe.
Nếu như không thể tập thể dục đều đặn 30 phút liên tục mỗi ngày thì hãy chia nhỏ thời gian mỗi lần tập từ 10 – 15 phút. Ngoài ra, những hoạt động vận động hằng ngày như làm công việc nhà nhẹ nhàng, đi lại vận động nhiều cũng sẽ tương đương với việc tập thể dục.
Vận động nhẹ sau bữa ăn sẽ giúp đường huyết không bị tăng quá cao, tăng cường sức bền của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, những nội tiết tố được cơ thể tiết ra sau khi tập thể dục cũng giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái, yêu đời và tránh bị stress.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha