Nội dung chính
Lựa chọn chế độ ăn khoa học chomẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ góp phần quản lý tốt các triệu chứng của bệnh, đồng thời đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Vậy, mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì? Đâu là thực đơn chuẩn dành cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ? Hãy cùng Momby làm rõ ngay trong bài viết sau đây. Nội dung được kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa I - Lê Phạm Anh Vy.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?
Chỉ số đường huyết của thực phẩm ( Glycemic Index hay GI) là chỉ số đánh giá khả năng hấp thu nhanh hay chậm và làm tăng nồng độ glucose trong máu của một loại thực phẩm so với glucose.
Những thực phẩm có GI càng cao thì sẽ được tiêu hoá, hấp thu nhanh, làm tăng đường huyết nhanh và ngược lại thực phẩm nào có chỉ số GI thấp sẽ được hấp thu chậm và làm tăng đường huyết chậm.
Phân loại thực phẩm: Thông thường thực phẩm sẽ được chia thành 3 nhóm theo chỉ số đường huyết. Lấy Glucose có chỉ số đường huyết (GI) chuẩn là 100:
- Thực phẩm có GI cao (GI > 70): được hấp thu và chuyển hoá nhanh làm tăng nhanh đường huyết. Ví dụ: gạo trắng, xôi, bánh mì trắng, đường, trà sữa, nước ngọt, kem, bánh quy, bí đỏ, dưa hấu,...
- Thực phẩm có GI trung bình ( từ 56-69) sẽ được tiêu hoá, hấp thu và tăng đường máu ở mức trung bình. Ví dụ: gạo lứt, yến mạch, khoai sọ, chuối, nho, đu đủ, quả mơ, …
- Thực phẩm có GI thấp (< 55): được tiêu hoá và hấp thu chậm làm tăng đường huyết từ từ và ổn định. Ví dụ: các loại rau lá xanh, súp lơ, hành tây, cà chua, nấm, cà rốt, đậu Hà Lan, trái cây ít ngọt: bưởi, đào, cam, táo,.. sữa tiểu đường, sữa/ sữa chua không đường, ít béo,...
Thai phụ có nên lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số GI?
- Lựa chọn ăn thường xuyên các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn vừa phải các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình
- Ăn rất ít và hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thai phụ nên lựa chọn thực phẩm như thế nào ?
- Khẩu phần ăn: Tổng số lượng chất bột đường bạn ăn rất quan trọng. GL (Glycemic load) là chỉ số tải đường của thực phẩm được tính với công thức liên quan đến GI, số gam suất ăn và lượng chất xơ trong suất ăn. Ví dụ: một miếng dưa hấu có chỉ số tải đường thấp hơn một tô cơm ( dù GI của dưa hấu cao hơn). Vì thế, thai phụ nên chú ý đến số lượng thực phẩm mình tiêu thụ.
- Món ăn kèm: Ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu cũng khác nhau khi chỉ ăn một loại và ăn kèm với nhiều loại. Ví dụ: ăn một chén cơm trắng sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn ăn một chén cơm có kèm thêm rau và thịt/ cá.
- Cách chế biến: quy trình sản xuất và cách chế biến cũng ảnh hưởng đến lượng GI. Vì trong quá trình đó đã phá vỡ cấu trúc tế bào của thực phẩm làm cho chúng dễ tiêu hoá và hấp thu hơn, làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Ví dụ: cháo có GI cao hơn gạo tẻ, khoai tây nghiền có GI cao hơn luộc nguyên củ, gạo tẻ đánh bóng có chỉ số đường huyết cao hơn gạo nguyên cám.
Thói quen đọc nhãn mác thực phẩm:
- ½ khẩu phần là rau, củ và trái cây
- ¼ khẩu phần là ngũ cốc
- ¼ khẩu phần là chất đạm
Nội dung được kiểm duyệt bởi:
BSCKI. Lê Phạm Anh Vy
Quản lý Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế AIHTrưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha