App
 

Bật mí quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ

Bật mí quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ

13.04.2023 Chuyên mục Kiến thức thai kỳ

Việc hiểu rõ quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ giúp ba mẹ có thể chủ động hơn trong việc điều trị cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình mang thai.


Thai kỳ là quá trình chứa rất nhiều nguy cơ phát sinh các tình trạng rối loạn sức khỏe, trong đó đái tháo đường (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể gây các biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, khi mang thai mẹ nên được xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Vậy quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ xảy ra như thế nào? Hãy cùng Momby tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

hinh-anh-bat-mi-quy-trinh-xet-nghiem-dai-thao-duong-trong-thai-ky-413-0
Quy trình xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (xét nghiệm glucose khi mang thai) là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 24 đến 28. Nhằm mục đích phát hiện nguy cơ tăng đường huyết ở mẹ khi mang thai. 

Việc hiểu rõ quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ giúp ba mẹ có thể chủ động hơn trong việc điều trị cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình mang thai. Thực tế, để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng này đòi hỏi sản phụ phải nhịn đói đủ 8 tiếng mới có thể chẩn đoán đúng được. 

Các bác sĩ sản khoa cho rằng, tiểu đường thai kỳ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe mẹ bầu. Trong khi các mẹ bầu vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Advertisement

Nếu không được điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý ở mẹ bầu và dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, vàng da, dị tật thai nhi… Thậm chí, tiểu đường thai kỳ còn khiến trẻ bị béo phì, suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa trong những năm tháng đầu đời.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm được đánh giá là tốt nhất là vào khoảng tuần từ 24 đến 28 hoặc sớm hơn vào quý 1 thai kỳ đối những trường hợp nguy cơ mắc tiểu đường cao.

hinh-anh-bat-mi-quy-trinh-xet-nghiem-dai-thao-duong-trong-thai-ky-413-1
Thời điểm xét nghiệm đái thái đường thai kỳ

- 03 ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, mẹ không ăn chế độ ăn có quá nhiều tinh bột cũng như không ăn kiêng nhằm tránh ảnh hưởng nghiệm pháp.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ bình thường. Không đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt.

- Nhịn đói 8 - 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp. Trong thời gian làm nghiệm pháp mẹ bầu không ăn uống gì thêm. 

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.

- Mẹ sẽ được uống một ly nước đường #75 gam trong vòng 5 phút.

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống nước glucose.

- Mẹ bầu nên mang theo ít sách, báo máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm.

- Ba mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.

Hiện nay, quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện dựa trên phương pháp xét nghiệm 1 bước hay dung nạp glucose. Mẹ bầu cần làm nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống bằng cách uống 75g Glucose. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch đo nồng độ Glucose vào các mốc thời điểm: 1 giờ và 2 giờ sau khi mẹ uống đường. Nghiệm pháp này chủ yếu thực hiện với các mẹ bầu trước đó không được chẩn đoán đái tháo đường.

hinh-anh-bat-mi-quy-trinh-xet-nghiem-dai-thao-duong-trong-thai-ky-413-2
Chỉ số đường huyết khi mang thai

Thời điểm để làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng, khi mẹ bầu đã nhịn đói qua 1 đêm tối thiểu 8 giờ. Kết quả xét nghiệm được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ khi 1 trong 3 chỉ số dưới đây bất thường:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L)

  • Tại thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L)

  • Tại thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L)

Nếu cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn các giá trị trên thì mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ là điều cần thiết đối với mẹ bầu, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Hiểu rõ các bước, cách thức và tầm quan trọng của việc xét nghiệm đái tháo đường sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong quá trình thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.


Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!


Advertisement

Đánh giá

Bật mí quy trình xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình luận

Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha