Nội dung chính
Do đó, một chế độ ăn khoa học và đảm bảo chất dinh dưỡng là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần lưu ý. Trong bài viết này Momby sẽ chia sẻ đến mẹ bầu tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong ba tháng đầu thai kỳ.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng tháng đầu thai kỳ
Không phải tự nhiên mà chế độ dinh dưỡng tháng đầu thai kỳ bầu lại được quan tâm đặc biệt. Mặc dù ở giai đoạn này bé chưa cần nhiều dinh dưỡng nhưng lại là giai đoạn nhảy cảm. Nếu chế độ ăn uống thiếu cân bằng hay mẹ dung nạp nhiều thực phẩm có hại có thể gây ra nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như: dị tật, suy dinh dưỡng, thậm chí là sảy thai.
Ba tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì?
Mẹ bầu khi mang thai cần thêm 15% năng lượng so với những người bình thường, thường tăng 300-500kcal mỗi ngày để tăng cân và hoạt động. Tổng cân nặng tăng khuyến cáo dành cho mẹ lần lượt là (dành cho những phụ nữ có BMI từ 18 đến 23) – 3 tháng đầu ↑ 1-2kg. – 3 tháng giữa ↑ 3-4kg. – 3 tháng cuối ↑ 5-6kg. Chế độ dinh dưỡng cần được phân bổ trong tháng đầu như sau:
- Nhu cầu về protein (hay còn gọi là đạm là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Chất này có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển các tế bào cả mẹ và bé) trung bình trong 1 ngày là 60g/ngày, khi mẹ mang bầu trong tháng đầu, thêm 1g, 3 tháng giữa thêm 10g và 3 tháng cuối thêm khoảng 31g.
Ví dụ: khi mẹ ăn 1 quả trứng gà cho 7 – 10g protein; 100g thịt nạc cho 20g protein.
- Khuyến nghị khi nạp thêm lipid (chất béo nạp vào cơ thể giữ vai trò cấu trúc màng tế bào và dự trữ chất béo trong các mô, dưới dạng một nguồn năng lượng dự trữ. Đặc biệt, lipid còn là môi trường dung môi để hòa tan các vitamin trong chất béo và là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày) (g/ngày): với độ tuổi của mẹ ở từ 20-29 tuổi thì nên hạn chế khoảng 46-57g lipid/ngày. Với mẹ bầu từ độ tuổi 30 – 49 tuổi thì nên hạn chế từ 45- 56g/ngày. Trong giai đoạn mẹ bầu mang thai chỉ cần bổ sung thêm 1,5g trong tháng đầu.
Ví dụ: khi mẹ dùng 30g dầu = 24ml tương đương 5 muỗng cà phê (tỉ trọng dầu = 0,8).
- Khuyến nghị khi nạp thêm glucid (còn được biết đến với một tên khác là Carbonhydrat. Chúng chính là chất đường bột, có vị ngọt mang vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể) (g/ngày): khi mẹ bầu ở độ tuổi 20-29 tuổi lượng cần thiết là 320-360g glucid/ngày. Khi mẹ ngoài độ tuổi 30 – 49 tuổi lượng khuyến nghị cần dùng là 290-320g/ngày. Nếu mẹ đang mang bầu tháng đầu tiên cần sử dụng 7-10g mỗi ngày.
Cụ thể thực đơn trong tháng đầu mẹ có thể tham khảo phần thực đơn 7 ngày được thiết kế như sau:
Thực đơn hữu ích cho mẹ bầu trong tháng đầu giúp bổ sung dinh dưỡng và cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết như protein, glucid, lipid.
Mẹ có biết: Ba tháng đầu mẹ không nên ăn gì không?
Một số loại thực phẩm, đồ uống mà mẹ không nên ăn trong tháng đầu của thai kỳ. Bao gồm:
- Không nên ăn các loại rau mầm
Mẹ không nên ăn sống các loại rau mầm trong 3 tháng đầu mang thai. Ví dụ như giá đỗ, … Mẹ nên nấu chín các loại rau mầm này để tiêu diệt hết những vi khuẩn có trên rau. Những loại rau sống cũng nên hạn chế trong thời gian này. Hoặc những loại nước trái cây tươi ép cũng cần kiểm tra nguồn gốc rõ ràng mới nên sử dụng.
- Ba tháng đầu mẹ bầu không nên dưa muối
Dưa muối không nên sử dụng trong tháng đầu của thai kỳ. Bởi rằng, trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật trong dưa sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Khi hàm lượng nitrit tăng cao, độ PH giảm dần, độ chua tăng lên. Ở giai đoạn này thì dưa sẽ có vị cay và hơi hăng, điều này sẽ chứa nhiều nitrat sẽ rất có hại cho cơ thể.
- Một số loại rau củ không nên ăn: rau ngót, rau răm, củ dền
Những loại rau củ này khi sử dụng trong tháng đầu của thai kỳ dễ gây nên hiện tượng sảy thai, động thai.
- Mẹ bầu không nên ăn thịt tươi sống, hải sản tươi sống
Không nên ăn trứng khi chưa được nấu chín như trứng ốp la, trứng luộc lòng đào vào thời gian tháng đầu mang thai.
Những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao cũng nên tránh vào tháng đầu tiên của thai kỳ. Bao gồm: cá kình, cá kiếm, cá ngừ, cá thu vua. Một đặc trưng nữa mẹ cần biết đó là cá càng lớn , càng nhiều tuổi thì sẽ có hàm lượng thủy ngân càng cao.
Những loại hải sản tươi sống , hải sản đông lạnh, hay thực phẩm hun khói cũng không nên ăn trong 3 tháng đầu.
- Không nên ăn các loại thịt nguội, thịt hộp, xúc xích
- Hạn chế uống cafe và không sử dụng các loại đồ uống có cồn
- Cũng nên hạn chế uống các loại trà thảo mộc
Trên đây là danh sách những thực phẩm mà tháng đầu mẹ bầu nên ăn và không nên ăn. Với những kinh nghiệm, chia sẻ trên đây, hy vọng rằng mẹ sẽ có những lựa chọn đúng đắn cho thực đơn hàng ngày của mình.
Để được tư vấn chi tiết hơn về dinh dưỡng phù hợp với thể chất cùng mình cũng như nhiều vấn đề thai sản khác mẹ hãy cài đặt Momby App ngay bây giờ nha. Cài đặt Momby mẹ có thể hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ khoa sản bất cứ lúc nào. Và Momby có phiên bản dành riêng cho ba và mẹ nữa đó.
Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?
Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!
Bình luận
Hãy cho Momby biết ý kiến đóng góp hoặc vấn đề mà ba mẹ cần tư vấn nha